Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Thứ hai, 21/04/2025 - 09:25
Nghe audio
0:00
Chiều 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.
Kết luận nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá
cao Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên
quan đã chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng, chuẩn bị các hồ sơ liên quan
đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành nội dung của các hồ
sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và đề nghị thành
lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ngay
sau phiên họp này, giao Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thực hiện các
thủ tục đề nghị các cơ quan cử đại diện tham gia làm thành viên Ủy ban dự thảo
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiếp thu, hoàn thiện các
hồ sơ trình Lãnh đạo Quốc hội ký ban hành, gửi tài liệu đến các vị đại biểu Quốc
hội chậm nhất là ngày 25/4/2025 để nghiên cứu, thảo luận và quyết định ngay từ
đầu Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các tài liệu
thuộc trách nhiệm chuẩn bị của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp năm 2013, gồm: (1) Hồ sơ dự án Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều
của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và (2) Dự thảo Kế
hoạch lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013. Để có cơ sở tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định,
đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trong quá trình nghiên cứu, đề xuất
phương án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật, nghị
quyết có liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị thì kết hợp đề xuất phương án xử lý để thể chế hóa quy định: “Khi thực hiện
việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị
hành chính cấp xã, thì không bầu cử các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân; Trưởng, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội; Trưởng các Ban của
Hội đồng nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân theo quy định, mà giao Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp
xã căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định,
bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh liên quan nêu trên. Trường hợp đặc biệt,
cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân giữ các chức
danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập” tại Kết luận số
150-KL/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự
cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày tóm tắt các tờ trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Pháp
luật và Tư pháp tiếp thu, hoàn thiện các tài liệu để báo cáo Ủy ban dự thảo sửa
đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ngay khi được thành lập để kịp
thời xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất xác định kể từ
ngày 15/4/2024, các hồ sơ, tài liệu nêu trên là tài liệu công khai để bảo đảm
điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 và lấy ý kiến
Nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Văn phòng Quốc hội chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp và các
cơ quan có liên quan tham mưu, xây dựng văn bản để quy định hoặc hướng dẫn cụ
thể về định mức chi cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, lập dự toán kinh phí
phục vụ Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; áp
dụng cơ chế khoán chi theo nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật, phù hợp
với tính chất đặc thù của công tác xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số
điều của Hiến pháp năm 2013 để bảo đảm điều kiện hoạt động của Ủy ban và cơ
quan thường trực trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng và tiếp thu, chỉnh lý
dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua và đơn giản hóa các thủ
tục thanh, quyết toán.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, giữ vai trò kiến tạo, phát triển, trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền.
(PLPT) - Theo Nghị quyết, sau sắp xếp đơn vị hành chính, tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(PLPT) - Chính phủ thảo luận, cho ý kiến đối với 6 dự án luật, nghị quyết để trình Quốc hội nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
(PLPT) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
(PLPT) - Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.