Lập 3 đoàn kiểm tra đột xuất một số nhà tu hành tại Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM
Nhật Duy
Thứ năm, 15/08/2024 - 15:15
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Bộ Nội vụ thành lập lập 3 đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật với một số nhà tu hành tôn giáo tại Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.
Thông tin trên được Bộ Nội vụ đề cập trong
văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng và
tôn giáo, gửi trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang
Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phản ánh rằng, gần đây
trên không gian mạng xuất hiện nhiều vị tu sĩ thuyết pháp mang tính mê tín dị
đoan, chê bai nghề nghiệp của người dân và đi ngược giáo lý nhà Phật, gây phản cảm
và bức xúc trong cộng đồng. Việc này diễn ra thường xuyên, kéo dài nhưng chưa
có thông tin cơ quan nào làm việc, nhắc nhở hay xử lý.
Bên cạnh đó, theo cử tri, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
(GHPGVN) cũng không lên tiếng hoặc công khai đính chính có hay không việc các
tu sĩ thuyết pháp trái với pháp luật Nhà nước và giáo lý nhà Phật. Từ đó gây
tâm lý hoang mang trong người dân và có thể xảy ra xung đột giữa các tôn giáo
và các tín đồ.
Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ đưa ra các biện pháp quản lý
và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trên.
Về vấn đề này, Bộ Nội vụ cho biết đã giao Ban Tôn giáo
Chính phủ làm việc với Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đề nghị thẩm tra, xác
minh, làm rõ các trường hợp phát ngôn, thuyết giảng của chức sắc Phật giáo lan
truyền trên các trang mạng xã hội không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống
văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đồng thời, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị xử lý nghiêm
đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành Phật giáo vi phạm một trong các nội
dung nêu trên.
Bộ Nội vụ nêu 2 trường hợp đã bị xử lý trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu là ông Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang, xã Tân Hải,
thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và ông Thích Nhuận Đức (thuộc tổ đình Hộ
Pháp, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Kết quả Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có
hình thức kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang:
- Không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ
trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại chùa Phật Quang và các địa điểm
khác trong thời gian hai năm.
- Thu hồi tất cả các phái quy y Tam Bảo có nội dung tự
sửa 1 trong 5 giới không đúng với giới luật ngũ giới do Đức Phật chế trong giới
luật Phật giáo; gỡ bỏ tất cả các bài giảng có nội dung gây hoang mang dư luận;
chấn chỉnh sinh hoạt của các đạo tràng, chúng thanh niên Phật Quang tại các tỉnh,
thành phố.
- Không đưa các bài giảng của Thượng tọa Thích Chân
Quang lên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian Thượng tọa Thích Chân Quang
nhập thất sám hối tại chùa Phật Quang.
Hình thức kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức:
Không được thuyết giảng không thời hạn dưới mọi hình thức vì có lời khiếm nhã về
người Khmer…
Bộ Nội vụ đã phối hợp với một số bộ, ngành có liên
quan thành lập 3 Đoàn Kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo đối với một số chức sắc, chức việc, nhà tu hành trên
địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM. Kết quả kiểm tra, Bộ
Nội vụ sẽ báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ.
Tham mưu sửa đổi Luật tín ngưỡng, tôn giáo và ban hành Nghị định mới
Đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận về việc
thời gian qua, trên mạng xã hội có nhiều clip nhà sư rao giảng kinh Phật trái
phép, có nội dung xuyên tạc lịch sử, gây hoang mang trong dư luận. Cử tri kiến
nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý nghiêm tình trạng
này.
Bộ Nội vụ cho biết đã giao Ban Tôn giáo Chính phủ có
văn bản gửi và làm việc trực tiếp với Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam (Công văn số 879/TGCP-PG ngày 29/5/2024) để thẩm tra, xác minh,
làm rõ các trường hợp là chức sắc, chức việc, nhà tu hành có phát ngôn, thuyết
giảng trên các trang mạng xã hội không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống
văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam, đồng thời đề nghị xử lý
nghiêm đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành Phật giáo vi phạm một trong
các nội dung nêu trên. Kết quả, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã
có hình thức kỷ luật một số chức sắc, tu sĩ vi phạm giáo luật và yêu cầu gỡ bỏ
tất cả các bài giảng có nội dung gây hoang mang dư luận xã hội…
Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ
trình Quốc hội sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và ban hành Nghị định quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm hoàn thiện
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề,
thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo đối với UBND các cấp, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các
tôn giáo. Qua đó phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân
vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng,
tôn giáo.
Quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng, lễ hội
Cử tri TPHCM kiến nghị, thời gian qua, nhiều trường hợp
lợi dụng tôn giáo để phát biểu những thông tin không đúng trên mạng xã hội, lợi
dụng tổ chức các lễ, hội mê tín để trục lợi, gây bất bình trong nhân dân; do đó
đề nghị có giải pháp để quản lý các cơ sở tôn giáo, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục
đích của tôn giáo.
Bộ Nội vụ cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ Thông tin và
Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối
ngoại) tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên không
gian mạng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam, nhằm phản bác lại những tổ chức, cá nhân lợi dụng không gian mạng
đưa thông tin sai lệch về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam;
Đồng thời phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng (Số
02/QCPH-BNV-BVHTTDL ngày 06/12/2019) nhằm tăng cường công tác công tác quản lý
nhà nước về lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức,
cá nhân lợi dụng lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề “mê tín dị đoan”, trục
lợi…
Bộ Nội vụ đã giao Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc với
Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị thẩm tra, xác
minh, làm rõ các trường hợp là chức sắc, chức việc, nhà tu hành phát ngôn,
thuyết giảng các trang mạng xã hội không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống
văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam; xử lý nghiêm đối với
chức sắc, chức việc, nhà tu hành Phật giáo vi phạm một trong các nội dung nêu
trên.
Kết quả, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đã có hình thức kỷ luật một số chức sắc, tu sĩ vi phạm giáo luật và yêu cầu gỡ
bỏ tất cả các bài giảng có nội dung gây hoang mang dư luận xã hội…
Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục phối hợp với
các bộ, ngành liên quan có các giải pháp căn cơ và tập trung thực hiện việc
ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội tín ngưỡng, tôn
giáo.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nhất là Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 95/2023/NĐ-CP, ngày 29/12/2023 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;
công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cơ sở tín ngưỡng, chức tôn giáo, tổ
chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội
tín ngưỡng, tôn giáo đúng hiến chương, điều lệ và quy định của pháp luật; bảo đảm
an ninh trật tự, an toàn xã hội, không để xảy ra việc lợi dụng tổ chức các lễ
hội tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
các quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, nhằm kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm giáo luật, pháp luật về tín ngưỡng,
tôn giáo; có giải pháp quản lý các cơ sở tôn giáo đảm bảo đúng tôn chỉ, mục
đích của các tổ chức tôn giáo.
Bộ Nội vụ đề nghị các tổ chức tôn giáo tăng cường quản
lý, giám sát chức sắc, chức việc, nhà tu hành; chấn chỉnh và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm giáo luật và pháp luật.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?