Luật Đất đai 2024 được Quốc hội
thông qua ngày 18/01/2024, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025. Một trong những
điểm mới của Luật Đất đai 2024 là cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần thay vì 10 lần như Luật Đất
đai 2013 quy định.
Luật đất đai 2024: Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. (Ảnh: TTXVN)
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là gì?
Hạn mức sử dụng đất nông
nghiệp được hiểu là diện tích đất nông nghiệp tối đa mà người sử dụng đất được
sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.
Hiện nay, hạn mức đất
nông nghiệp có 2 loại, gồm: Hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Luật đất đai 2024 mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1
Điều 177 Luật Đất đai 2024, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của
cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi
loại đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật này.
Hiện Điều 130 Luật Đất
đai 2013 quy định, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối
với mỗi loại đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Luật Đất đai 2024 cho
phép mở rộng “hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất”
tại khoản 1 Điều 177 và các quy định về “tập trung đất nông nghiệp”, “tích tụ đất
nông nghiệp” tại Điều 177, Điều 192 tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển
nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy
mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn nhằm thực hiện mục tiêu đến năm
2030 phát triển 1 triệu héc-ta đất chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải
ròng bằng 0 tại đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng
với biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phù hợp với đặc điểm về đất
đai, địa hình, khí hậu, văn hóa, quá trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi nghề,
việc làm ở nông thôn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương và phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
Luật Đất đai 2024 tạo
điều kiện sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn để cho ngành nông nghiệp ngày
càng phát triển, nông dân ngày càng giàu có và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới,
sẽ tác động tích cực đến cả nền kinh tế và thị trường bất động sản trong quá
trình đô thị hóa và phát triển các khu
Việc mở rộng hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân
tích tụ được đất đai với quy mô lớn hơn để yên tâm đầu tư vào sản xuất và thuận
tiện áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất lâu dài. Đánh giá tác động của quy định này, các chuyên gia cho rằng,
đối với Nhà nước, chính sách này giúp tăng thu ngân sách qua các khoản thu từ
thuế, phí, lệ phí của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
theo hướng hiện đại với những cánh đồng mẫu lớn. Đối với người dân và doanh
nghiệp, giải pháp này góp phần nâng cao tính chủ động sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng
thu nhập.
Về tác động xã hội, việc
quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng, tặng cho đất nông nghiệp của hộ
gia đình, cá nhân là phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay tại các địa phương;
phù hợp với mong muốn của nhiều người dân. Nó còn phù hợp với quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền kinh tế.
Bên cạnh quy định trên,
Luật Đất đai 2024 cũng mở rộng đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp. Theo đó, cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận
chuyển nhượng đất trồng lúa.
Nhận chuyển nhượng hoặc tặng diện tích đất trồng lúa
Bạn đọc hỏi: Hiện tôi đang công tác tại Hà Nội, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại quê hương. Vậy, theo Luật Đất đai 2024, tôi có được nhận chuyển nhượng hoặc tặng diện tích đất trồng lúa?
Luật sư Luật sư Đặng Văn Cường cho hay: Hiện nay, theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Tuy nhiên, khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 không còn quy định trường hợp này. Theo đó, từ ngày 01/01/2025, người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa.
Trường hợp người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức (trên 03 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; trên 02 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác) phải: Thành lập tổ chức kinh tế; có phương án sử dụng đất trồng lúa được UBND cấp huyện phê duyệt.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.