Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: VOV).
Chiều 14/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức buổi họp
thông báo kết quả Phiên họp thứ 26 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC).
Thông tin với báo chí, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an - cho
biết, hai vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn đang được cơ quan điều
tra Bộ Công an tập trung cao độ để đẩy nhanh tiến độ.
Thông báo kết quả phiên họp, ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy
viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết, phiên thứ
26 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) diễn
ra trong buổi sáng 14/8/2024, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Phiên họp lần này, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến
đối với nhiều nội dung quan trọng: (1) Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện
Chương trình công tác 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối
năm 2024; (2) Báo cáo kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban
Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo đến nay; (3)
Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp
tỉnh 6 tháng đầu năm 2024.
Mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn Thuận An
Tại phiên họp, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất
xác định tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, trong
đó phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét
xử 30 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo
theo dõi, chỉ đạo; đặc biệt, tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc
liên quan đến Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty
cổ phần Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn Đại Ninh
(Lâm Đồng),... và các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự đại hội đảng các cấp;
tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế để PCTNTC.
Đẩy mạnh, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra,
giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham
nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Nhất
là, tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức đảng, đảng
viên liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc
Sơn, Thuận An, Công ty AIC,...và tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh; khắc phục hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác PCTNTC ở địa phương.
Cụ thể, về vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Thiếu
tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, vụ án được khởi tố ngày 1/4/2024, đến nay, Cơ
quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục
điều tra làm rõ dấu hiệu sai phạm trong việc đấu thầu, triển khai dự án của Tập
đoàn Thuận An; đồng thời, tập trung lực lượng mở rộng điều tra vụ án,
thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, đề xuất xử lý nghiêm minh các sai phạm của
các bị can.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cũng thông tin, quá trình
điều tra, các bị can đã thừa nhận sai phạm, tự nguyện nộp, vận động gia đình khắc
phục hậu quả vụ án. Đến nay, đã thu giữ 62 tỷ đồng, 40.000 USD có liên
quan sai phạm của các bị can, người liên quan vụ án.
Cũng theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, với vụ án này,
Ban Chỉ đạo không yêu cầu thời hạn hoàn thành nhưng quan điểm của Cơ quan Cảnh
sát điều tra - Bộ Công an là hoàn thành càng sớm càng tốt.
Thu giữ trên 300 tỷ đồng, trên 500 cây vàng trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông thông báo nội dung Phiên họp lần thứ 26 của Ban Chỉ đạo (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết,
với vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số đơn vị, địa phương, trong số
23 bị can, có 6 cán bộ diện Trung ương quản lý (gồm: 1 Bí thư, 1 nguyên Bí thư
Tỉnh ủy; 1 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; 2 Chủ tịch, 1 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh).
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên nhấn mạnh: Đây là vụ án hết
sức phức tạp, có liên quan nhiều địa phương, thông tin, tài liệu rất lớn.
Về thu hồi tài sản, theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên,
đến nay cơ quan điều tra đã thu giữ trên 300 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, trên 500
lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đang củng cố tài liệu,
chứng cứ, đồng thời, mở rộng điều tra, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt,
làm rõ sai phạm của một số bị can, người liên quan.
Mở rộng đại án Vạn Thịnh Phát, SCB hoàn tất kết quả điều tra giai đoạn 2
Đối với việc mở rộng điều tra vụ án liên quan Tập đoàn
Vạn Thịnh Phát, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, hiện nay, tòa án cấp cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 của vụ án.
Kết thúc giai đoạn 1, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ
Công an tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban
hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố 34 bị can trong vụ án lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền trái phép qua biên giới
“Như vậy, vụ án đã được mở rộng và giai đoạn 2 đã hoàn
tất kết quả điều tra. Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đang điều tra
theo quy định của pháp luật với vụ án 'Đưa, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ
trong khi thi hành công vụ' xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác.
Đây là mở rộng vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và SCB.
Vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố điều tra 9 bị can", Thiếu
tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết.
Cũng tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo thống nhất kết
thúc chỉ đạo xử lý đối với 7 vụ án, 5 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo
dõi, chỉ đạo và 11 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi do đã kết
thúc việc giải quyết theo quy định pháp luật.
“Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được”
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông
cho biết, kết luận phiên họp, chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm trong những
tháng cuối năm 2024 và thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Trưởng
Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tuyệt đối không
được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, mà phải tiếp tục triển
khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có
vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả
vùng, cả lĩnh vực”.
Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh 3 yêu cầu:
PCTNTC phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh PCTNTC mà ảnh
hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội; PCTNTC phải được triển khai đến tận
cơ sở đảng, chi bộ, phải được sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đặc
biệt quan tâm công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là các biểu hiện tiêu cực là
nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu gắn công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc tổ chức tốt Đại hội đảng các cấp và
Đại hội lần thứ XIV của Đảng, không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham
nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ
luật của Đảng, vi phạm pháp luật... xác định công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực phải đạt được yêu cầu phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã
hội, tăng tốc về đích các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề
ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, cần tập
trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu còn thiếu, còn yếu những việc đang làm
dở, xử lý dứt điểm các hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong các công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh tiến độ xác minh, điều tra các vụ án để có
kết luận phục vụ nhân sự Đại hội Đảng các cấp.
Theo ông Nguyễn Hữu Đông, nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo
của Ban chỉ đạo là tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên
truyền, giáo dục về PCTNTC, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham
nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy mạnh mẽ vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và Nhân dân
trong đấu tranh PCTNTC.
Tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh; khắc phục hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác PCTNTC ở địa phương. Tăng cường kiểm
soát việc thực thi quyền lực, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham
nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng PCTNTC…
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.
Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.
Trả lời câu hỏi chất vấn của một số ĐBQH liên quan đến chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Thắng cho biết, Bộ đang chuẩn bị đồng bộ các biện pháp hỗ trợ về pháp lý và công nghệ tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện cách thu thuế mới đối với
Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).