Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và nhận diện thực tiễn sở hữu chéo ngân hàng
Bảo Ngọc
Thứ tư, 12/02/2025 - 11:37
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Ngày 18/01/2024, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với nhiều kỳ vọng. Câu chuyện giải quyết vấn đề sở hữu chéo ngân hàng vốn tồn tại suốt thời gian dài đến nay liệu có chấm dứt?
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được
ban hành gồm 15 chương, 210 điều, điều chỉnh nhiều vấn đề cốt lõi trong đó có các
vấn đề đặt ra nhằm để tích cực ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống
ngân hàng diễn ra nhức nhối nhiều năm qua.
Trong đó có nhiều điểm mới: Thứ nhất, Luật Các TCTD năm 2024 cấm bán bảo hiểm không bắt
buộc với cung ứng dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Thứ hai, Luật Các TCTD năm 2024 bổ sung theo hướng mở rộng chủ thể phải
cung cấp, công bố và công khai thông tin; Thứ ba, Luật Các TCTD năm 2024 giảm tỉ lệ sở hữu cổ
phần của cổ đông trong các TCTD; Thứ
tư, Luật Các TCTD năm 2024 bổ sung quy định về xét duyệt
cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính; Thứ năm, Luật Các TCTD năm 2024 quy định về can thiệp sớm các TCTD yếu
kém. Theo đó, Luật đã bổ sung một chương quy định dành cho việc can thiệp sớm
các TCTD. Các quy định được phát triển từ quy định trước đây cùng với việc
nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng sau hơn 05 năm (từ năm 2018 đến nay);
Thứ sáu, Luật Các TCTD năm 2024 giảm dần giới hạn cấp tín dụng.
Mức tín dụng được quy định sẽ giảm dần qua từng năm, bắt đầu từ năm 2026;
Thứ bảy, Luật Các TCTD năm 2024 bổ sung các quy định về xử lý nợ xấu
và tài sản bảo đảm. [1]
Khái niệm sở hữu chéo trong ngân
hàng được hiểu là hiện tượng xảy ra khi hai hoặc nhiều ngân hàng tương hỗ sở hữu
cổ phần của nhau. Mức độ sở hữu chéo có thể khác
nhau, sẽ theo tỷ lệ phần trăm so với vốn điều lệ nhưng phải đảm bảo quy định pháp
luật. Sở hữu chéo có thể diễn ra giữa các ngân hàng trong nước, liên doanh,
ngân hàng nước ngoài, hoặc giữa các tổ chức tài chính khác. Có thể thấy, việc
Luật các tổ chức tín dụng đi vào thực tiễn đã góp phần nào làm minh bạch thông
tin ở các ngân hàng.
Ví như, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đã công
bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ theo yêu cầu của Luật Các tổ chức
tín dụng có hiệu lực từ 1/7. Danh sách này bao gồm 19 cổ đông, trong đó 16 cổ
đông cá nhân và 3 cổ đông tổ chức, nắm giữ hơn 689 triệu cổ phần ABBank, tương
đương tỷ lệ sở hữu gần 67% vốn điều lệ ngân hàng. Số liệu sở hữu cổ phần
được căn cứ theo kê khai của các cổ đông tính đến ngày 31/7/2024. Trong ba cổ
đông tổ chức, cổ đông chiến lược Malayan Banking Berhad (Maybank) sở hữu 169,6
triệu cổ phần, tương ứng 16,39% vốn điều lệ, và là cổ đông có tỷ lệ sở hữu cao
nhất tại ABBank. Tập đoàn Geleximco nắm 132,2 triệu cổ phần ABB, tương ứng tỷ lệ
sở hữu 12,78%; người liên quan đến tập đoàn nắm hơn 48 triệu cổ phiếu, tương ứng
4,65%. CTCP Glexhomes sở hữu 4,43% và người liên quan nắm 0,03% vốn ngân hàng.
Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT
kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Geleximco, hiện đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch
HĐQT của ABBank. Cá nhân ông Tiền nắm 33,5%cổ phần tại Geleximco và không trực
tiếp sở hữu cổ phần tại ABBank. Ông Tiền từng làm Chủ tịch ABBank vào năm 2018,
sau đó thay thế vị trí Chủ tịch của ông là ông Đào Mạnh Kháng, em rể của ông. Ông
cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tại Chứng khoán An Bình từ tháng 4/2020 đến
tháng 4/2022. Sau đó, vị trí này được giao cho em gái ông là bà Vũ Thị Hương,
Thành viên HĐQT Geleximco. Ông Tiền không có trong danh sách cổ đông nói trên
nhưng có em trai là ông Vũ Văn Hậu hiện đang sở hữu 20,26 triệu cổ phần, tương ứng
với tỷ lệ sở hữu 1,96% vốn của ABBank. Người có liên quan của ông Hậu nắm giữ
15,45% cổ phần ABBank, tương đương với gần 160 triệu cổ phiếu.
Và mới đây
nhất, ngân hàng TMCP An Bình (ABBank - ABB) vừa thông báo Phó chủ tịch HĐQT Vũ
Văn Tiền đã nộp đơn từ nhiệm. Quyết định này sẽ có hiệu lực sau khi được Đại hội
đồng cổ đông thường niên 2025 phê duyệt.
ABBank cho biết sau khi rời HĐQT,
ông Vũ Văn Tiền sẽ đảm nhận vai trò dẫn dắt Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững
ESG của ABBank.
Ủy ban chiến lược phát triển bền
vững ESG ABBank sẽ tập trung xây dựng, triển khai và giám sát các chiến lược
phát triển bền vững liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đảm bảo
phù hợp với định hướng chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng.
Trong số 16 cổ đông cá nhân, bà
Vũ Thị Hải Yến đang là người nắm giữ nhiều cổ phần ABBank nhất, với hơn 43,8
triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu là4,23%; số lượng cổ phần của người liên
quan không đáng kể. Một số cá nhân khác nắm giữ nhiều cổ phiếu ABBank như bà Kiều
Thị Liễu sở hữu 3,54%, tương ứng 36,6 triệu cổ phiếu. [2]
VPBank cho biết, tính đến ngày
19/7/2024 có tổng cộng 13 cổ đông cá nhân (nắm giữ hơn 40,8% vốn ngân hàng) và
4 cổ đông tổ chức sở hữu tổng cộng gần 5,1 tỷ cổ phiếu VPB, chiếm hơn 64% vốn
điều lệ của ngân hàng. Với nhóm cá nhân, Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng nắm 4,14% vốn,
tương đương với sở hữu 328,5 triệu cổ phiếu. Còn người có liên quan tới ông
Dũng nắm giữ 2,34 tỷ cổ phiếu VPB, chiếm 29,5% vốn điều lệ.
Như vậy, ông Dũng và người có
liên quan nắm giữ 33,64% vốn ngân hàng. Bốn cổ đông tổ chức tại VPBank gồm: Sumitomo
Mitsui Banking Corporation (SMBC) - cổ đông chiến lược của VPBank - đang sở hữu
gần 1,2 tỷ cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ; Công ty CP DIERA sở hữu
4,39%; Quỹ đầu tư là Composite Capital Master Fund và Vietnam Enterprise Investments
lần lượt sở hữu 2,73% và 1,28% vốn điều lệ. [3]
Tại OCB, theo công bố có 7 cổ
đông cá nhân và 13 cổ đông tổ chức sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Trong đó,
Tổng Công ty Bến Thành - TNHH MTV nắm tỷ lệ 4,96%, Công ty CP Đầu Tư Bình An
House: 4,74%, Công ty CP Đầu Tư HVR: 3,85%, Công ty CP Greenwave Capital:
4,44%, Văn phòng Thành ủy nắm tỷ lệ 3,65%, Công ty CP Đầu tư và Xây lắp điện số
8 Bình Thuận: 3,27%, Công ty CP Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh nắm
tỷ lệ 3,25%, Công ty CP Năng lượng tái tạo Hve nắm 3,14%.
Cổ đông nước ngoài Aozora Bank.Ltd đang là cổ đông nắm giữ nhiều nhất với tỷ lệ 15% vốn điều lệ; tiếp theo là
Portal Global Limited: 3,03% và và Pyn Elite Fund (Non-Ucits): 2,42%. Tổng sở hữu
vốn điều lệ của các nhà đầu tư ngoại tại OCB là 20,45%. Về cổ đông cá nhân, Chủ
tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn và người có liên quan nắm giữ tổng cộng 409,3 triệu cổ
phiếu, tương ứng với 19,92% vốn. Trong đó, Chủ tịch OCB nắm 91,1 triệu cổ phiếu,
tương đương 4,43% vốn điều lệ.
Tại MSB, có 11 cổ đông sở hữu từ
1% vốn điều lệ trở lên. Trong đó, VNPT là cổ đông chiến lược, hiện nắm gần 121
triệu cổ phiếu MSB, tương đương 6,05% vốn điều lệ. Theo lộ trình đã phê duyệt,
đến hết năm 2025, VNPT sẽ thoái vốn tại MSB. Các cổ đông lớn còn lại là 3 doanh
nghiệp trong hệ sinh thái ROX Group (trước đây là TNG Holdings) nắm giữ gần
5,4% vốn điều lệ của MSB, bao gồm: Công ty CP ROX Key Holdings nắm 2,43%; Công
ty CP Đầu tư và Cho thuê Tài sản TNL: 1,08%; và Công ty CP Đầu tư Xây dựng ROX
Cons: 1,87%. Ba doanh nghiệp khác, mỗi doanh nghiệp sở hữu gần 5% vốn điều lệ
ngân hàng này gồm: Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Bãi Dài: 4,96% và Công ty TNHH
Thành phố Công nghệ Xanh Hà Nội: 4,97%; Công ty Xây dựng và Kinh doanh Cơ sở Hạ
tầng KCN Hà Nội - Đài Tư: 4,98%. Công ty CP Đầu tư Tiến An sở hữu 1,11%; Công
ty CP Đầu tư Ricohomes sở hữu 2,64%.
Với khối ngoại, quỹ Buenavista
Holdings nắm giữ 2,02% vốn của MSB. Còn phía nhà đầu tư cá nhân, chỉ có ông
Nilesh Ratilal Banglorewala nắm giữ 3,32% vốn điều lệ ngân hàng.
Tại Eximbank, Công ty CP Tập đoàn
Gelex hiện là cổ đông lớn nhất, sở hữu hơn 85,5 triệu cổ phần (tương đương 4,9%
vốn điều lệ). Tiếp theo là Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX sở hữu 3,58%; Công
ty CP Thắng Phương: 3,07%.
Ngoài ra, 2 nhà đầu tư cá nhân sở
hữu lần lượt 1,03% và 1,12% vốn Eximbank là bà Lê Thị Mai Loan và bà Lương Thị
Cẩm Tú.
Tại HDBank, CTCP Sovico, Baillie
Gifford Pacific Fund và Pyn Elite Fund (Non-Ucits) là cổ đông sở hữu trên 1% vốn
cổ phần của nhà băng này.
Cụ thể, tính đến ngày 28/6,
Baillie Gifford Pacific Fund nắm giữ 64,2 triệu cổ phiếu HDB, tương ứng 2,19% vốn
điều lệ; CTCP Sovico (Sovico Holdings) sở hữu 417,7 triệu cổ phiếu HDB, tương
đương 14,27% vốn và là cổ đông duy nhất nắm trên 5% cổ phần của nhà băng này. [4]
Đáng chú ý, theo báo cáo kết quả
phát hành ESOP năm 2023 được công bố vào tháng 3/2024 của HDBank, Ngân hàng còn
có 4 cổ đông cá nhân sở hữu trên 1% vốn điều lệ nhưng không được nêu trong danh
sách nói trên. Đó là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch HĐQT sở hữu 109 triệu
cổ phiếu, tỷ lệ 3,72%; ông Nguyễn Hữu Đặng, Phó chủ tịch HĐQT sở hữu 80,4 triệu
cổ phiếu, tỷ lệ 2,75%; ông Đào Duy Tường, Trưởng Ban kiểm soát sở hữu 79,8 triệu
cổ phiếu, tỷ lệ 2,73%; và ông Phạm Văn Đẩu, Giám đốc Tài chính sở hữu 126,3 triệu
cổ phiếu, tỷ lệ 4,31% vốn của HDBank. [5]
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã TCB) cũng đã công bố danh sách gồm 13 cổ đông, trong đó có 6 cá nhân và 7 tổ chức nắm giữ 1,84 tỷ cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 52,265% ngân hàng.
Theo danh sách công bố của Techcombank, 4 quỹ ngoại gồm Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore sở hữu hơn 1%, Morgan Stanley & Co. International Plc nắm 1,45%, COG Investment I B.V và người liên quan nắm 7,9%, Vesta VN Investments B.V và người liên quan nắm 7,9%.
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan và người liên quan nắm 15,2%. Ngoài ra, còn có một doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn Mapleleaf chuyên về tư vấn định cư sở hữu lên tới 4,96% vốn ngân hàng.
Trong đó, một số cá nhân nắm giữ hơn 1% vốn có liên quan của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank và các thành viên trong gia đình. Cụ thể, vợ Chủ tịch Techcombank nắm giữ gần 5% và người thuộc diện có liên quan của bà, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, sở hữu hơn 980 triệu cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 27,8% ngân hàng. Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank nắm giữ hơn 1,1% vốn điều lệ. Ba người con của ông nắm giữ gần 12% cổ phần... [8]
Đặc biệt thời gian qua có thể thấy trên thị trường với sự xuất hiện của hàng loạt tập đoàn bất động sản "nhảy" vào lĩnh vực ngân hàng thông qua việc sắp xếp nhân sự. Ví như một loạt lãnh đạo của Sungroup sang ngân hàng NCB để làm việc và nắm giữ các vị trí chủ chốt và tổ chức cải tổ nhà băng này tương tự như Sunshine, một trong những tập đoàn được biết đến với các hoạt động đầu tư bất động sản cũng 'nhảy' vào ngân hàng KienlongBank để tiến hành các hoạt động tín dụng và giao dịch khác nhau.
Hay như Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ. Theo đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) vẫn đang nắm gần 167,2 triệu cổ phiếu LPB, tương đương tỷ lệ sở hữu 6,54%. Người có liên quan VNPost sở hữu hơn 225.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ chưa đến 0,09%.
Cổ đông còn lại thể hiện trên báo cáo là ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch LPBank với hơn 70,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 2,765%. Người có liên quan ông Thuỵ nắm gần 3.900 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,0002%.
Như vậy, theo danh sách do nhà băng công bố, hơn 90% cổ phần của LPBank là do các cổ đông "nhỏ" sở hữu dưới 1% vốn đứng tên. [9]
Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sớm có giải pháp để xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc
Công ty luật An Vi, để tránh tiêu cực, lũng đoạn ngân hàng dẫn đến rủi ro cho
toàn hệ thống thì cần chú trọng giải quyết mấy vấn đề. Thứ nhất, tỷ lệ sở hữu cổ
phần. Khi cổ đông và người có liên quan chiếm tỷ lệ sở hữu lớn thì dĩ nhiên họ
sẽ chi phối hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, tỷ lệ cho vay và thứ ba là quản trị,
điều hành. “So với thế giới, từ trước đến nay tỷ lệ sở hữu ngân hàng của Việt
Nam được khống chế rất chặt, nhưng trên thực tế vẫn xảy ra những vụ án thao
túng ngân hàng, có rất nhiều bài học. Do đó, cần thiết quản lý chặt chẽ ở tất cả
các khâu. Với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), tỷ lệ sở hữu cổ phần của một
cá nhân thì không thay đổi, vẫn 5%/người, nhưng nhóm người hay tổ chức/pháp
nhân có liên quan thì giảm tỷ lệ sở hữu”, Luật sư Trương Thanh Đức nói.
Ông Đức nhấn mạnh, không chỉ giới
hạn tỷ lệ sở hữu mà các văn bản quy định chi tiết thi hành luật cần được thiết
kế để kiểm soát chặt nguồn tiền góp vốn của các cổ đông. “Nếu như đó là tiền của
cổ đông góp vốn vào ngân hàng thì rất tốt nhưng trên thực tế có tình trạng nâng
khống vốn, “mỡ nó rán nó” – nghĩa là ông bà chủ rút tiền của ngân hàng ra rồi lại
đưa tiền đó nhờ người đứng tên cổ phần của tổ chức tín dụng”, Luật sư Trương
Thanh Đức nêu một thực tế không hiếm gặp. [10]
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, cách
đây khoảng 10 năm, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các thành viên của hội đồng quản
trị cung cấp thông tin về những người bên liên quan, nhưng trên các phương tiện
truyền thông thì lại không thấy áp chế tài nếu những bên liên quan hoặc cổ đông
cung cấp thông tin sai lệch. Chính vì vậy, các quy định trong Luật Các tổ chức
tín dụng (sửa đổi) có lẽ chưa giải quyết được vấn đề về sở hữu chéo. Nhiều trường
hợp cả một nhóm cổ đông cấu kết với nhau và sở hữu chéo lẫn nhau tạo ra một mạng
nhện, mạng lưới của quyền lực, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) kéo giảm các
tỷ lệ, đưa ra giới hạn nhưng khó kiểm soát được tỷ lệ này trên thực tế.
Vấn đề sở hữu chéo, thao túng
ngân hàng thường xảy ra tại nhiều ngân hàng yếu kém, tức ông chủ ngân hàng dù sở
hữu tỷ lệ sở hữu chính thức đúng theo luật pháp, nhưng trên thực tế lại nắm cả
ngân hàng và đưa ngân hàng đó trở thành sân sau, để lại hậu quả nặng nề cho nền
kinh tế. Sở hữu chéo trong ngành ngân hàng đã kéo dài hàng chục năm nay, biểu
hiện qua mối quan hệ phức tạp và đa dạng giữa các cổ đông. Thông thường, một
nhóm cổ đông (thường là các doanh nghiệp địa ốc) liên kết sở hữu trên 51% cổ phần,
tạo lập mạng lưới quyền lực mềm để thao túng hoạt động ngân hàng. Sở hữu chéo
có thể mang lại lợi ích nếu vốn được sử dụng hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro
lớn cho nền kinh tế, biến ngân hàng thương mại thành công cụ tài chính cho các
doanh nghiệp cổ đông, làm lệch hướng dòng vốn khỏi nền kinh tế thực. [11]
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã nhận diện và siết quy định sở hữu chéo từ lâu, nhưng hiệu quả chưa như kỳ vọng,
thể hiện ở việc lịch sử lại lặp lại với Vạn Thịnh Phát. Và trong tương lai,
chưa có gì đảm bảo sẽ không có một vụ Vạn Thịnh Phát thứ hai. Những nguy cơ từ
sở hữu chéo vẫn đang nhức nhối.
Giải trình trước đây, Thống đốc
Nguyễn Thị Hồng từng cho rằng sở hữu chéo ngân hàng khó có thể xử lý triệt để chỉ
bằng một quy định, mà phải nằm ở nhiều luật, chính sách, lĩnh vực khác. [12]
Nói về giải
pháp việc xử lý sở hữu chéo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào giữa
tháng 9, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, nếu chờ có một quy định xử lý triệt
để vấn đề này "sẽ không bao giờ có". Bà cho rằng quy định 'siết' sở hữu
chéo sẽ giúp đảm bảo an toàn hệ thống và kiểm soát được những rủi ro, nhưng nó
sẽ tác động đến thị trường chứng khoán, sự điều tiết thị trường của nền kinh tế.
Tỷ lệ cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ
phần tại ngân hàng hoặc vay vốn có thể dễ dàng được thống kê, theo dõi. Tuy
nhiên, các ông chủ thực sự nắm quyền chi phối lại không lộ diện trên hồ sơ nếu
họ nhờ hoặc thuê người đứng tên hộ cổ phần hoặc lập doanh nghiệp "ma"
để vay vốn. Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, khó khăn trong xử lý dứt điểm sở hữu
chéo là Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý các nhà băng trong khi sở hữu chéo liên
quan tới nhiều trường hợp thuộc quản lý của các bộ, ngành khác. Do đó, ngành
ngân hàng không nắm được thông tin và không có công cụ kiểm soát tình trạng sở
hữu của các doanh nghiệp.
"Việc phát hiện mối liên
quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế do thiếu thông tin xác định tính liên quan
về sở hữu của doanh nghiệp, nhất là với đơn vị không phải công ty đại
chúng", Ngân hàng Nhà nước nêu khó khăn.
Ông Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội
- Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị, nhận xét sở hữu chéo ngân hàng làm gia tăng một
số rủi ro như tăng vốn ảo thông qua việc đi vay để đầu tư, góp vốn lẫn nhau (trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty con, cháu). Hoặc một hệ lụy khác là rủi
ro thâu tóm, chi phối của nhóm cổ đông lớn và người có liên quan: việc ngân
hàng mẹ, các công ty con, công ty liên kết cùng đầu tư vào một doanh nghiệp, sở
hữu cổ phần chi phối hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
"Điều này khiến vốn toàn hệ
thống không tăng thực mà chỉ tăng trên sổ sách, kéo theo hệ lụy làm sai lệch về
quản trị ngân hàng cũng như việc đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng hay giám
sát các hoạt động tài chính", ông Đồng phân tích.
Ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường
trực Ủy ban Kinh tế, cũng lo ngại tình trạng sở hữu chéo ngân hàng và công ty
tài chính. Ông nêu thực tế có hiện tượng lách luật tỷ lệ sở hữu, hạn mức tín dụng
cho đối tượng doanh nghiệp vay thông qua "vốn bật tường" từ ngân hàng
A sang ngân hàng B hoặc công ty tài chính A sang công ty tài chính B; hay sau
ngân hàng A là thấy bóng dáng ngân hàng A’ hoặc doanh nghiệp B và phần lớn là
doanh nghiệp bất động sản. Việc này tiềm ẩn sự thao túng, sở hữu chéo.
"Quy định của luật đã đủ để
khắc phục tình trạng sở hữu chéo hay chưa? Sở hữu chéo ngân hàng là lực cản với
năng lực cạnh tranh sòng phẳng, công bằng và phát triển lành mạnh hệ thống ngân
hàng, nên cần biện pháp xử lý căn cơ hơn", ông nêu vấn đề. [13]
Để ngăn chặn hiện tượng này, Thủ
tướng từng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sớm có các giải
pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng.
Việc này nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính, tiền tệ.
(Còn nữa)
[1] ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh, Ngô Thị Khánh Linh, Bàn về một số điểm mới của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, Tạp chí ngân hàng, ngày 25/4/2024, https://tapchinganhang.gov.vn/ban-ve-mot-so-diem-moi-cua-luat-cac-to-chuc-tin-dung-nam-2024-6643.html
[2] Minh Nguyệt, Nhóm cổ đông liên quan đến ông Vũ Văn Tiền nắm bao nhiêu cổ phần tại ABBank?, Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam, ngày 8/8/2024,https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nhom-co-dong-lien-quan-den-ong-vu-van-tien-nam-bao-nhieu-co-phan-tai-abbank-42202488152210119.htm
[3] Hồng Nhung, 13 cổ đông cá nhân nắm từ 1% vốn VPBank, Tạp chí Tri thức, ngày 24/7/2024, https://znews.vn/13-co-dong-ca-nhan-nam-tu-1-von-vpbank-post1488087.html
[4] Thanh Hoa, Điểm tên các ngân hàng công khai cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, Tạp chí điện tử Kinh doanh, ngày 29/7/2024, https://vnbusiness.vn/ngan-hang/diem-ten-cac-ngan-hang-cong-khai-co-dong-so-huu-tu-1-von-dieu-le-tro-len-1101309.html
[5] Thùy Vinh, Lộ diện cổ đông sở hữu tỷ lệ 1% trở lên tại các ngân hàng, Báo điện tử Đầu tư, ngày 28/7/2024, https://baodautu.vn/lo-dien-co-dong-so-huu-ty-le-1-tro-len-tai-cac-ngan-hang-d220908.html
[6] Bảo San, Techcombank công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ theo luật mới, Tạp chí Thanh tra, ngày 5/8/2024, https://thanhtravietnam.vn/thuc-tien-va-chinh-sach/xay-dung-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-minh-bach-phat-trien/techcombank-cong-bo-danh-sach-co-dong-nam-giu-tu-1-von-dieu-le-theo-luat-moi-209537.html
[7] Quỳnh Trang, LPBank chỉ có hai cổ đông nắm trên 1% cổ phần nhà băng, báo điện tử VnExpress, ngày 25/7/2024, https://vnexpress.net/lpbank-chi-co-hai-co-dong-nam-tren-1-co-phan-nha-bang-4774133.html
[8] Hoàng Lan, Ngân hàng đồng tài trợ sẽ hạn chế rủi ro tín dụng, Tạp chí điện tử Vneconomy, ngày 5/2/2024, https://vneconomy.vn/ngan-hang-dong-tai-tro-se-han-che-rui-ro-tin-dung.htm
[9] Ánh Tuyết, Ngăn chặn hệ lụy từ hiện tượng sở hữu chéo và thao túng ngân hàng, Tạp chí điện tử Vneconomy, ngày 27/2/2024, https://vneconomy.vn/ngan-he-luy-tu-hien-tuong-so-huu-cheo-va-thao-tung-ngan-hang.htm
[10] Văn Toản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sở hữu chéo khó có thể xử lý triệt để bằng một quy định, Báo Nhân dân, ngày 18/9/2023, https://nhandan.vn/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-so-huu-cheo-kho-co-the-xu-ly-triet-de-bang-mot-quy-dinh-post773072.html
[11] Anh Minh - Sơn Hà, 'Sau mỗi ngân hàng đều có bóng dáng đại gia doanh nghiệp', Báo điện tử Vnexpress, ngày 5/6/2023, https://vnexpress.net/sau-moi-ngan-hang-deu-co-bong-dang-dai-gia-doanh-nghiep-4613882.html
(PLPT) - Nhóm đối tượng sử dụng sim "rác", tài khoản ngân hàng không chính chủ, tạo các tài khoản ảo trên mạng xã hội để thực hiện việc mua bán trái phép dữ liệu cá nhân, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
(PLPT) - Nhóm đối tượng lập hội kín "Nghiện có tư cách" để tổ chức sử dụng và mua bán ma túy trái phép tại các căn hộ thuê, giao dịch qua Telegram và vận chuyển bằng xe ôm công nghệ.
(PLPT) - Lợi dụng danh nghĩa Bệnh viện Mắt Trung ương Hà Nội, nhóm đối tượng giả danh bác sĩ, nhân viên y tế lập chương trình "Hồ sơ vàng" để lừa đảo hơn 2.500 người, chiếm đoạt hơn 7,4 tỷ đồng.
Sáng nay, 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
(PLPT) - Khai báo gian dối về giấy phép lái xe có thể khiến người vi phạm giao thông chịu mức phạt nặng hơn; nếu quên, có thể xuất trình qua ứng dụng VNeID.
Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can, đảm bảo cho hoạt động điều tra vụ án khách quan, minh bạch.
Năm 2024, với ngành Tư pháp, là năm của những sự kiện đặc biệt, nhiều lĩnh vực công tác để lại những dấu ấn đậm nét. Với kết quả đó, năm 2025 toàn ngành sẽ ưu tiên tập trung lĩnh vực trọng tâm nào, các giải pháp thực hiện trong năm công tác mới ra sao?