Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cảnh báo các trang Facebook tích xanh mạo danh Cục nghiệp vụ Bộ Công an để lừa đảo

Yến Nhi Thứ bảy, 28/09/2024 - 16:00
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thời gian qua, xuất hiện nhiều trang Facebook có tích xanh mạo danh Cục nghiệp vụ Bộ Công an lồng ghép quảng cáo dịch vụ "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo"... để lừa đảo người dân.

Các trang giả mạo Cục nghiệp vụ Bộ Công an có xác thực tích xanh. (Ảnh minh họa)

Những ngày qua xuất hiện nhiều trang Facebook mạo danh các Cục nghiệp vụ Bộ Công an đăng tải nhiều video, bài viết có nội dung cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đồng thời lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ, như: "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "thu hồi tiền lừa đảo"... với cam kết chỉ thu tiền sau khi người dân đã lấy lại tiền lừa đảo.

Đáng chú ý, các trang Facebook này được nhà cung cấp dịch vụ xác thực tích xanh để tăng uy tín, nhằm đánh lừa người dân.

Theo đó, đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, các đối tượng giới thiệu sẽ hỗ trợ thu hồi tiền bị lừa với thủ tục nhanh chóng, cam kết lấy lại được tiền.

Thay vì đến cơ quan Công an trình báo, người bị lừa lại lên mạng xã hội để tìm kiếm trang mạng hỗ trợ lấy lại tiền. Nhiều người do nhầm lẫn, nghĩ các trang ghi thông tin Bộ Công an, lại được xác thực tích xanh, là trang uy tín nên đã liên hệ để nhờ hỗ trợ.

Lúc này, các đối tượng hướng dẫn nạn nhân chuyển tiền để hỗ trợ. Nhiều nạn nhận đã bị lừa, nay lại tiếp tục "sập bẫy" các đối tượng lừa đảo và chuyển tiền.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân thận trọng, cảnh giác trước những trang Facebook giả mạo này; tuyệt đối không nghe theo, không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "thu hồi tiền lừa đảo"... trên không gian mạng; không chuyển tiền cho các đối tượng trên để được hướng dẫn, làm hồ sơ thu hồi tiền.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân nên đến cơ quan Công an trình báo để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Nếu nghi ngờ các trang giả mạo lực lượng Công an, người dân cần liên hệ cơ quan Công an gần nhất để kiểm tra, xác thực độ chính xác của các trang này.

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh công an kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Vừa qua, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thông tin về hình thức lừa đảo mạo danh công an vận động chuyển khoản ủng hộ đồng bào bão lũ ngay sau khi bão số 3 đi qua.

Các đối tượng lừa đảo tự xưng là cán bộ công an gọi điện kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Người dân tin tưởng và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân sẽ bị chiếm đoạt.

Việc lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chính đáng.

Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác.

VNCERT/CC cũng lưu ý người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên.

Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) để được hướng dẫn kịp thời.

Hình thức lừa đảo thứ hai là các đối tượng mạo danh các cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm.

Cụ thể, hệ thống tiếp nhận phản ánh về tin nhắn, cuộc gọi rác qua đầu số 5656/156 của VNCERT/CC gần đây tiếp nhận nhiều ý kiến về việc có kẻ mạo danh để thực hiện hành vi lừa đảo.

Với hình thức này, các đối tượng lừa đảo liên tục tung nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt mới nhất là thủ đoạn "thông báo, hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm xe". Các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ của Cục Đăng kiểm hoặc Sở Giao thông vận tải, thông báo "Yêu cầu người dân và doanh nghiệp đổi tem kiểm định theo quy định của Thông tư mới". Để thực hiện đổi tem trực tuyến, người dân làm theo hướng dẫn của các đối tượng.

Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân điền thông tin cá nhân và chuyển khoản khoản phí gọi là phí đổi tem. Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết.

Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo, nếu người dân có nhu cầu, thắc mắc thay đổi tem đăng kiểm, vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Trong ngày đầu thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với nhiều trường hợp học sinh THCS, THPT, phụ huynh học sinh...

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bãi bỏ 13 Thông tư trong lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong thi hành Luật Đất đai 2024.

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Từ 1/1/2025, thời gian làm việc của người lái xe phải bảo đảm theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo đó, tài xế lái xe kinh doanh vận tải không được lái xe quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  17 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi cảnh báo về việc xuất hiện các hình thức lừa đảo đặt phòng khách sạn du lịch.

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

(PLPT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa xử phạt 2 doanh nghiệp vì phát tán tin nhắn rác.

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

(PLPT) - Từ vụ cô gái 9X lừa đảo, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng với chiêu trò huy động vốn đầu tư bất động sản, cùng điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến mà người dân dễ 'sập bẫy' nhất.

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

(PLPT) - Có đối tượng giả danh một nhà sư thường xuyên làm từ thiện để kêu gọi, quyên góp ủng hộ tiền. Nhóm đối tượng khác giả danh thầy tu để bán thuốc chữa bệnh xương khớp 'dỏm'.

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 3.700 phạm nhân có đủ điều kiện được hưởng đặc xá từ ngày 01/10. Đáng chú ý, cựu Bí thư TPHCM Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách được đặc xá đợt này.