Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Mạo danh thương hiệu lớn tạo khuyến mại giả để lừa đảo người dùng

Yến Nhi Thứ năm, 26/09/2024 - 10:39
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Hiện nay, trên không gian mạng Việt Nam, nhiều đối tượng đang sử dụng tên, hình ảnh các doanh nghiệp, thương hiệu lớn để tạo chương trình khuyến mãi giả nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Theo Cục An toàn thông tin, các vụ giả mạo thương hiệu lớn để lừa đảo khá phổ biến trên không gian mạng. (Ảnh: Thông tin quảng cáo trên fanpage giả mạo trang Facebook của Samsung)

Giả mạo Facebook của thương hiệu lớn để lừa đảo khuyến mãi

Trong tuần vừa qua, trên Facebook, nhiều người dùng mạng xã hội này tại Việt Nam đã tiếp cận với quảng cáo giả mạo thương hiệu Samsung của fanpage "SamCenter Việt Nam", đăng tải nội dung khai trương cơ sở mới và thông tin chương trình ưu đãi - bán 5.000 tai nghe Buds 2 Pro với giá giảm tới 70% so với giá gốc.

Những ngày sau đó, cũng chính fanpage giả mạo nêu trên lại tiếp tục đăng tải thông tin "Được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, chỉ sau 2 giờ lượt bán đã chạm mốc 5.000 chiếc, chính thức phá kỷ lục của hãng từ trước đến nay", với mục đích dẫn dụ nhiều người dùng tham gia chương trình.

Chỉ rõ chương trình ưu đãi kể trên không có thật, do đối tượng mạo danh thương hiệu lớn tạo ra để lừa đảo người dùng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng lưu ý thêm: Fanpage giả mạo được thiết kế chuyên nghiệp, thậm chí các đối tượng còn tạo hàng loạt bình luận với nội dung "đã nhận được hàng" cùng đánh giá chất lượng sản phẩm dưới các bài đăng trên fanpage giả mạo nhằm tăng mức độ tin cậy với người dùng.

Điều đáng nói là, trường hợp các đối tượng xây dựng fanpage, website giả mạo và mạo danh các thương hiệu lớn tạo khuyến mại giả để lừa đảo như vụ việc cụ thể nêu trên không phải là trường hợp cá biệt, thậm chí là xuất hiện khá thường xuyên trên không gian mạng Việt Nam thời gian qua.

Cũng trong tháng 9, một số người dùng mạng xã hội đã nhận được tin nhắn nội dung "nhận quà từ Adidas nhân kỷ niệm 70 năm thành lập công ty" kèm theo đường link để người dùng đăng nhập. Hay trong tháng 6, hàng loạt tin nhắn tương tự với nội dung mời tham gia "Quỹ phúc lợi Coca-Cola" để nhận quà, nhận thưởng từ đồng hồ Rolex nhân ngày thành lập... cũng được gửi tới nhiều người dùng mạng xã hội.

Bên cạnh đó, qua ghi nhận của Cục An toàn thông tin, lợi dụng tình hình thiên tai xảy ra tại các tỉnh phía Bắc thời gian vừa qua, các đối tượng lừa đảo không chỉ tung ra những chương trình khuyến mãi giả mạo, mà còn kêu gọi mua hàng để quyên góp từ thiện, từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cụ thể, các đối tượng tạo các trang web tương tự như của các thương hiệu nổi tiếng hoặc tổ chức từ thiện, cung cấp thông tin về các sản phẩm khuyến mãi để kêu gọi từ thiện. Đối tượng còn sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo, đăng bài quảng cáo các chương trình khuyến mãi, khuyến khích mọi người mua hàng và cam kết quyên góp một phần doanh thu cho người dân bị thiệt hại; song thực tế mục đích của các chương trình khuyến mãi này là để trục lợi.

Cảnh giác để không thành nạn nhân của lừa đảo mạo danh thương hiệu lớn

Cảnh báo người dân khi tham gia không gian mạng cần nâng cao cảnh giác, chuyên gia Cục An toàn thông tin nhấn mạnh, hiện nay, các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều chiêu trò giả mạo nhãn hàng, doanh nghiệp để lừa gạt.

Thủ đoạn chung của những kẻ lừa đảo là gửi link đường dẫn có nội dung khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn và yêu cầu người tiêu dùng nhập thông tin đăng nhập trang Facebook cá nhân, hay nguy hiểm hơn là mật khẩu tài khoản ngân hàng cá nhân, sau đó chúng chiếm đoạt tài khoản của các nạn nhân.

Để phòng tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo mạo danh những thương hiệu lớn, Cục An toàn thông tin đưa ra 8 lưu ý với người dùng.

Trước hết, người dùng cần tỉnh táo khi lựa mua các sản phẩm giảm giá của các hãng công nghệ được quảng cáo trên Facebook, bởi các chương trình giảm giá sẽ được thông báo trên website chính thức của hãng.

Khi nghi ngờ về tính xác thực của chương trình khuyến mãi, người dùng cần liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của thương hiệu để xác minh. "Các chương trình khuyến mãi quá tốt và hấp dẫn thường là dấu hiệu của lừa đảo", Cục An toàn thông tin nhận xét.

Người dùng cũng không nên truy cập vào các liên kết được gửi qua tin nhắn, email, hoặc mạng xã hội khi không chắc chắn về tính xác thực. Việc này sẽ giúp tránh bị các đối tượng xấu chiếm quyền kiểm soát thiết bị và chiếm đoạt tài sản.

Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin tài chính là 1 trong những lưu ý người dùng được khuyến cáo. Bởi lẽ, các thương hiệu uy tín sẽ không yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng, hoặc mã OTP để được khuyến mãi.

Song song đó, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại vào các tài khoản không rõ nguồn gốc.

Khi nhận được thông tin trên mạng kêu gọi tài trợ hay bán hàng phục vụ chống bão lũ, người dân cần phải kiểm chứng nội dung kỹ càng; đồng thời theo dõi trên các phương tiện truyền thông chính thống để biết các tổ chức chính thống, các địa chỉ tin cậy tiếp nhận tiền, hàng hóa ủng hộ người dân các địa phương chịu hậu quả nặng nề của thiên tai.

Người dân tuyệt đối không chuyển tiền ủng hộ cho các cá nhân, tổ chức tự phát không có danh tính rõ ràng; chỉ quyên góp qua các tài khoản chính thống thuộc cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân uy tín.

"Ngoài ra, khi gặp phải tình huống nghi ngờ là lừa đảo, hãy báo cáo ngay cho cơ quan chức năng hoặc thương hiệu bị giả mạo để họ có thể có biện pháp xử lý kịp thời", Cục An toàn thông tin khuyến nghị.

Chiêu trò lừa đảo mới thông qua Google Voice

Theo Cục An toàn thông tin, tại Mỹ đã xuất hiện hành vi lừa đảo mới nhắm vào số điện thoại của người dân thông qua dịch vụ điện thoại Google Voice. Nạn nhân của thủ đoạn này chủ yếu là những người có nhu cầu mua và bán hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Cụ thể, các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm quyền kiểm soát số điện thoại thông qua tài khoản Google Voice của nạn nhân với mục đích xấu như mạo danh hoặc thực hiện các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp. Tổng thiệt hại do thủ đoạn này gây ra có thể dao động từ vài trăm cho đến hàng nghìn USD.

Ban đầu, các đối tượng có xu hướng nhắm đến những tài khoản đăng tải các bài viết với nhu cầu mua bán sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ trực tuyến trên các nền tảng như Craigslist hoặc Facebook Marketplace. Các đối tượng sẽ giả vờ quan tâm đến sản phẩm, chủ động hỏi han và liên hệ với nạn nhân.

Sau khi trò chuyện, kẻ gian sẽ chủ động gửi mã xác nhận tài khoản Google Voice của mình cho nạn nhân, sau đó yêu cầu nạn nhân cung cấp số điện thoại và xác minh tính chính thống bằng cách gửi lại mã của mình.

Sau khi nạn nhân chia sẻ mã, các đối tượng sẽ sử dụng mã này để thiết lập một tài khoản Google Voice khác liên kết với số điện thoại mà nạn nhân sử dụng. Điều này sẽ cho phép các đối tượng chiếm quyền kiểm soát số điện thoại của nạn nhân, theo dõi toàn bộ nội dung tin nhắn và cuộc gọi của nạn nhân.

Trước thực tế này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi sử dụng Google Voice nói riêng và các ứng dụng VoiP (Truyền giọng nói trên giao thức IP) nói chung; Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng lạ, không cung cấp các thông tin và dữ liệu cá nhân khi chưa xác minh được danh tính của đối tượng.

Đồng thời, nâng cao bảo mật bằng cách bật chế độ bảo mật 2 lớp đối với các ứng dụng tương tự. Khi nghi ngờ đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, người dùng cần báo cáo ngay với bộ phận quản lý ứng dụng để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?