Pháp luật quốc tế

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Thứ hai, 24/02/2025 - 16:26

Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.

Lo vị thế USD lung lay

Phát biểu tại Hiệp hội Thống đốc đảng Cộng hòa ở thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích gay gắt ý định của các nước BRICS muốn thiết lập đồng tiền riêng, đồng thời cũng lưu ý đến khả năng BRICS có thể chuyển sang sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Ông Trump nhắc lại một trong những điều đầu tiên mà ông từng đề cập sau lễ nhậm chức ngày 20/1 là sẽ áp thuế 150% đối với bất kỳ quốc gia BRICS nào đề cập đến việc loại bỏ USD. Hiện các nước BRICS chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào sau phát ngôn mới nhất của ông Donald Trump.

V8c.jpg
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế 25% lên sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ hôm 10/2.

Có thể thấy, ông Donald Trump đang gia tăng lời đe dọa của mình với nhóm BRICS. Trong những lần trước, ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các nước BRICS nếu họ tạo ra đồng tiền riêng hoặc từ bỏ sử dụng đồng USD. "Chúng tôi sẽ yêu cầu các quốc gia có vẻ không thân thiện này cam kết rằng họ sẽ không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới, cũng như không ủng hộ bất kỳ loại tiền tệ nào khác để thay thế đồng USD. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với mức thuế quan 100%, và nên mong đợi nói lời tạm biệt với việc bán hàng vào nền kinh tế tuyệt vời của Mỹ", Tổng thống Donald Trump thông báo trên mạng xã hội Truth Social ngày 30/1/2025, gần giống với một bài đăng của ông vào ngày 30/11/2024.

EU, Trung Quốc đòi công bằng

Cũng liên quan tới cuộc chiến thuế quan, trước đó, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã lên tiếng về thuế đối ứng của Mỹ. Ủy viên EU phụ trách thương mại và an ninh kinh tế, ông Maros Sefcovic, yêu cầu việc áp dụng các mức thuế cần phải đảm bảo lợi ích của cả EU và Mỹ.

Trao đổi với báo giới, ông Sefcovic nói rõ, EU sẵn sàng làm việc với phía Mỹ về việc giảm thuế đối với hàng hóa công nghiệp và thúc đẩy mua các sản phẩm Mỹ. Ngoài ra, ông cũng cho rằng bất kỳ chính sách áp thuế đối ứng nào của Mỹ cũng phải đảm bảo sự công bằng và yếu tố có lợi cho cả hai bên. Về giải pháp thu hẹp thâm hụt thương mại với Mỹ, ông Sefcovic cho biết, EU đang tìm cách tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ để lấp vào nguồn cung thiếu hụt từ Nga. Ông bày tỏ tin tưởng các nước thành viên EU tìm thêm được cả những cách thức khác giúp cân bằng lại cán cân thương mại với Mỹ và thời gian để thực hiện được điều đó sẽ không quá dài.

Cùng lúc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Quách Gia Khôn, cảnh báo, chiến tranh thương mại và thuế quan chỉ gây tổn hại đến lợi ích của người dân trên toàn thế giới, trong khi không đem lại thắng lợi cho bất cứ bên nào. Do đó, ông nhấn mạnh Bắc Kinh và Washington nên giải quyết các mối quan ngại thông qua đối thoại và tham vấn trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Trong một tuyên bố khác, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Hà Á Đông, cho rằng, thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nâng cao phúc lợi cho người dân. Vì vậy, Mỹ cần hợp tác với các nước khác để tìm ra giải pháp thông qua tham vấn bình đẳng để giải quyết vấn đề, thay vì áp đặt các biện pháp thuế như hiện nay.

Cùng chuyên mục

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.

 Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’ nhằm đặt nước Mỹ ở trung tâm của các thay đổi địa chính trị và đảm bảo tối đa lợi ích.