Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Yến Nhi
Thứ sáu, 27/12/2024 - 11:35
(PLPT) - Điều lệ là bản thỏa thuận giữa tất cả các thành viên công ty nhằm cam kết, ràng buộc các thành viên trong quy định chung, thống nhất về cách tạo lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động, điều hành và giải thể công ty. Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều lệ công ty của doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo loại hình công ty hợp danh,
công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, Điều lệ là bản thỏa thuận giữa tất
cả các thành viên công ty (các chủ sở hữu, gồm: người sáng lập,
người góp vốn) nhằm cam kết, ràng buộc các thành viên trong quy định
chung, thống nhất về cách tạo lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản
lý, hoạt động, điều hành và giải thể công ty.
Theo Khoản 1 Điều
24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: "Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động."
Vai trò của điều lệ công ty đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ nhất, điều lệ là thành phần hồ sơ bắt
buộc khi đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa theo loại hình công ty hợp danh, công ty
TNHH, công ty cổ phần.
Thứ hai, điều lệ được xem như một bản
Hiến pháp của công ty, cung cấp các quy định về cách thức hoạt động,
điều hành của công ty cũng như cấu trúc tổ chức quản lý của công ty.
Thứ ba, điều lệ là tài liệu chính thức
của công ty, quy định rõ ràng và minh bạch quyền, nghĩa vụ và phân
bổ lợi ích của các thành viên trong công ty. Do đó, điều lệ được sử
dụng làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp nội bộ phát sinh giữa
các thành viên trong công ty.
Thứ tư, điều lệ xác định mục tiêu, giá
trị và tôn chỉ của công ty, giúp các thành viên trong công ty xác định
rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ nhất, điều lệ công ty không được trái với quy định
của pháp luật và xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba: Đây là nguyên
tắc đầu tiên và cơ bản nhất khi xây dựng điều lệ công ty.
Pháp luật cho phép điều lệ được tự do quy định tuy nhiên các quy định này phải được xây dựng trong
khuôn khổ, hành lang pháp lý của Luật Doanh nghiệp và pháp luật khác. Điều lệ
không được đi trái lại với các khuôn khổ pháp lý này cũng như xâm phạm lợi ích
của bên thứ ba khác.
Thứ hai, điều lệ công ty được xây dựng dựa trên nguyên
tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận giữa các thành viên công ty:Điều lệ công ty
khi xây dựng phải trải qua các bước họp và đàm phán, thỏa thuận những vấn đề
cần được nêu ra trong điều lệ. Bên cạnh các quy định mà pháp luật đã thừa nhận
thì điều lệ còn phải xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm khác của
các thành viên trong công ty.
Do đó, các thành viên khi tham gia xây dựng điều
lệ phải dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận để đảm bảo xây dựng
được một bản điều lệ minh bạch, công khai và đảm bảo hài hòa lợi ích của các
thành viên.
Thứ ba, điều lệ công ty phải có đủ các nội dung chủ yếu
quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020: Sở dĩ điều lệ
phải có những nội dung này vì đây đều là những nội dung cơ bản, quan trọng giúp
cho các chủ thể có cơ sở để tổ chức, điều hành hoạt động của công ty. Đối với
các thành viên công ty, giúp xác định được quyền, nghĩa vụ và lợi ích cụ thể
của mình. Đối với bên thứ ba, giúp xác định được ngành nghề kinh doanh, chủ sở
hữu, người đại diện hợp pháp,... của công ty. Đối với bên muốn góp vốn vào công
ty, các nội dung này sẽ giúp xác định được tỷ lệ góp vốn, nguyên tắc góp vốn,
chuyển nhượng phần vốn góp,... tại công ty.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đăng ký thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào?
Tiêu chí "nhỏ và vừa" đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được
quy định trên cơ sở xem xét về quy mô của doanh nghiệp liên quan đến số người
lao động, tổng doanh thu, tổng nguồn vốn,…. Vì pháp luật Việt Nam không giới
hạn loại hình doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên tương tự các doanh nghiệp thông
thường, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể đăng ký thành lập theo 05 loại hình doanh nghiệp quy
định tại Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:
1. Doanh nghiệp tư nhân;
2. Công ty hợp danh;
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên;
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên;
5. Công ty cổ phần.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Ngày 15/3 vừa qua, Tập đoàn Flamingo đã khởi công Flamingo Majestic Island Resort tại Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Được phát triển theo mô hình quần đảo retreat resort tiên phong tại Việt Nam, dự án hứa hẹn trở thành điểm đến biểu tượng của du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng siêu sang.
(PLPT) - Sáng ngày 14/3, Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam (VANC) đã có buổi lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư Anh Nguyên trực thuộc Tập đoàn ANI Group, Công ty Cổ phần Giáo dục Ba Cây Sồi và Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Phoenix.
(PLPT) - Là dự án cao cấp tại Thái Nguyên do Tập đoàn Flamingo làm chủ đầu tư, Flamingo Majestic Islands Resort mang kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho ngành du lịch địa phương, không chỉ nâng tầm Hồ Núi Cốc thành điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực mà còn góp phần định vị Thái Nguyên trên bản đồ du lịch cao cấp, thu hút du khách trong và ngoài nước.
(PLPT) - Ngày 25/02/2025, tại trụ sở Hiệp hội các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam (VANC) đã diễn ra Lễ trao quyết định thành lập Trung tâm hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực quốc gia VANC.
(PLPT) - Ngày 25/02/2025, tại trụ sở Hiệp hội các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam (VANC) diễn ra Tọa đàm Giới thiệu và triển khai dự án 'Học và lập nghiệp tại Đức cho con em có hoàn cảnh khó khăn'.
(PLPT) - Với chiến lược sáng tạo, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới và xây dựng nội dung có giá trị, Vist Media không chỉ giúp nghệ sĩ tỏa sáng mà còn mang lại thành công vượt trội cho các thương hiệu đối tác.
(PLPT) - Masan Group (HOSE: MSN) khẳng định vị thế trong ngành tiêu dùng - bán lẻ với kết quả kinh doanh bứt phá. Quý IV/2024, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 691 tỷ đồng, tăng 1.282% so với cùng kỳ. Xét cả năm, lợi nhuận đạt gần 2.000 tỷ đồng, gấp 4,8 lần 2023 và vượt ~200% kế hoạch.
(PLPT) - Mới đây, Tập đoàn Masan cho biết: Masan MEATLife và WinCommerce đã mang lại lợi nhuận trong năm 2024, đóng góp tích cực vào lợi nhuận của Tập đoàn. Đồng thời, các doanh nghiệp này sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của Masan trong thời gian tới.