Đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thu Trang
Thứ năm, 14/11/2024 - 16:04
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Quyết định số 2544/QĐ-BKHĐT thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục “Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”
Sửa đổi, bổ sung thủ tục này theo hướng phân cấp thủ tục hành chính từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời cắt giảm hồ sơ thông báo thành lập quỹ, cách thức thực hiện là bổ sung cách thức gửi thông báo thành lập quỹ thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Về mẫu đơn, mẫu tờ khai cắt giảm thông tin cần kê khai về ngành nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Lợi ích của phương án đơn giản hóa này là tiết kiệm chi phí 7.908.630 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 12,95%.
Thủ tục “Thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”
Sửa đổi, bổ sung thủ tục này theo hướng phân cấp thủ tục hành chính từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện. Về thành phần hồ sơ không yêu cầu bắt buộc cung cấp Điều lệ sửa đổi. Lợi ích của phương án đơn giản hóa giúp tiết kiệm chi phí là 4.999.610 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 25,58%.
Thủ tục “Thông báo giải thể và kết quả giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”
Sửa đổi, bổ sung thủ tục này theo hướng phân cấp thủ tục hành chính từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và bổ sung cách thức nộp hồ sơ trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí là 113.628 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 23,81%.
Thủ tục “Thông báo gia hạn thời gian hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”
Sửa đổi, bổ sung thủ tục này theo hướng phân cấp thủ tục hành chính từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với cách thức thực hiện là bổ sung cách thức gửi thông báo thông qua hình thức trực tuyến qua hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp tiết kiệm chi phí là 159.079 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 25,93%.
Thủ tục “Thông báo chuyển nhượng phần vốn góp của các nhà đầu tư”
Sửa đổi, bổ sung thủ tục này theo hướng phân cấp thủ tục hành chính từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Lý do đơn giản hóa là tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 về việc phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực thi phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, Bộ cần sửa đổi, bổ sung các Điều 11, 12, 13, khoản 5 Điều 15 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP. Lợi ích của phương án đơn giản hóa là tiết kiệm chi phí 318.157 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 53,85%.
Thủ tục “Công bố thông tin thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời gian hoạt động của quỹ; thanh lý, giải thể quỹ và kết quả giải thể quỹ trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”
Kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 11 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP theo hướng không yêu cầu công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời kiến nghị bỏ quy định Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của Quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa vừa. Thay vào đó sẽ quy định Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo về việc thành lập quỹ hợp lệ, đồng thời gửi bản sao về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi. Lợi ích của phương án đơn giản hóa này giúp tiết kiệm chi phí là 8.635.690 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 100%.
Tổng chi phí cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiết kiệm 123.734.793 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 16,57%.
Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Phương án đơn giản hóa “Nhóm 02 thủ tục hành chính thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do cơ quan có thẩm quyền lập (cấp Bộ và cấp tỉnh)” và “Nhóm 02 thủ tục hành chính thẩm định nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP do cơ quan có thẩm quyền lập (cấp Bộ và cấp tỉnh)” là cắt giảm thủ tục thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định tại dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi); Cắt giảm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP quy mô nhóm B và không yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; dự án áp dụng loại hợp đồng O&M nhằm giảm thiểu thời gian quyết định chủ trương đầu tư đối với 02 nhóm dự án nêu trên; Cho phép lập báo cáo nghiên cứu khả thi trong quá trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng phải bảo đảm việc phê duyệt dự án được thực hiện căn cứ quyết định chủ trương đầu tư. Lợi ích của việc đơn giản hóa thủ tục hành chính này là tiết kiệm chi phí 36.000.000 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 24,46%.
Phương án đơn giản hóa “Nhóm 02 thủ tục hành chính thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định phê duyệt dự án PPP do cơ quan có thẩm quyền lập (cấp Bộ và cấp tỉnh) và “Nhóm 02 thủ tục hành chính thẩm định nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án PPP do cơ quan có thẩm quyền lập (cấp Bộ và cấp tỉnh)” là giản lược nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án áp dụng loại hợp đồng O&M; Cho phép tổ chức lập hồ sơ mời thầu trong quá trình chuẩn bị dự án nhưng phải bảo đảm việc phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án. Lợi ích của việc đơn giản hóa thủ tục hành chính này là tiết kiệm chi phí 14.800.000 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 8,19%.
Tổng chi phí cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư tiết kiệm chi phí là 101.600.000 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 15,88%.
Tổng hợp chi phí cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính tiết kiệm 22.134.793 VNĐ với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 24,3%.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?