Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Nhiều trường hợp lộ khối tài sản “khủng” sau khi bị điều tra, Thanh tra Chính phủ nói gì?

Nhật Duy Thứ tư, 04/09/2024 - 16:10

(PLPT) - Thanh tra Chính phủ trả lời những thắc mắc của cử tri Đà Nẵng về nhiều trường hợp sau khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khám xét thì lộ ra khối tài sản rất lớn, không kê khai.

Cử tri TP. Đà Nẵng phản ánh việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện hàng năm và nộp về cơ quan có thẩm quyền quản lý theo Nghị định 130/2020 của Chính phủ. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, có nhiều trường hợp sau khi bị cơ quan cảnh sát điều tra khám xét thì mới phát hiện ra khối tài sản rất lớn, không kê khai, không rõ nguồn gốc. Cử tri kiến nghị cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc hơn vấn đề này.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau khi bị Cơ quan CSĐT khám xét mới phát hiện ra khối tài sản rất lớn, không kê khai, không rõ nguồn gốc. Từ thực tế đó, cử tri kiến nghị cơ quan thẩm quyền cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc hơn vấn đề này.

Ông Lê Đức Thọ (Ảnh: Vietnamnet).

282.826 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều quy định, biện pháp trong công tác quản lý việc kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130 của Chính phủ; Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được ban hành tại Quyết định số 56 của Bộ Chính trị, đồng thời để siết chặt các quy định về kê khai tài sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập".

Theo Thanh tra Chính phủ, đây là dữ liệu quan trọng trong phòng chống tham nhũng nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập; thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hoá, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng và các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 390 nói chung và việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trên phạm vi cả nước nói riêng.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo các cơ quan có liên quan tham gia phối hợp, nghiên cứu, xây dựng các báo cáo, đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành và chỉ đạo ban hành như: Báo cáo đánh giá thực trạng kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, đề xuất, kiến nghị; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; Đề án “Nghiên cứu vấn đề xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp”… Triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Hướng dẫn số 04-HD/TW ngày 9/12/2020 của Ban Bí thư về thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 9/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc và một số đề án khác liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ, quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được ban hành tại Quyết định số 56-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng xác minh tài sản, thu nhập hằng năm..

Thanh tra Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn và các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch và triển khai việc xác minh tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo hình thức lựa chọn ngẫu nhiên.

Thống kê mới nhất cho thấy, 6 tháng đầu năm nay có 282.826 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; có 2.518 người được xác minh và có 4 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Trong thời gian tới, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ cùng cơ quan chức năng tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.

Đổi mới toàn diện về xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới toàn diện về xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

Ngày 30 tháng 4 năm 2025 – một ngày quan trọng của đất nước – Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.