Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Vi phạm đấu giá đất gây thiệt hại 135 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan lĩnh án 36 tháng tù

Phương Thúy Thứ tư, 04/09/2024 - 15:42

(PLPT) - Sáng 4/9, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Vimedimex, cùng 10 bị cáo khác trong vụ thông đồng, dìm giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất, xảy ra tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Tuyên phạt cựu Chủ tịch Vimedimex cùng các đồng phạm

Theo đó, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex, 36 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản".

Cùng tội danh trên, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Hưng, cựu Phó Tổng giám đốc Vimedimex, 18 tháng tù cho hưởng án treo (tù treo); Tạ Thị Vân, cựu Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Bắc Từ Liêm, 15 tháng tù treo.

Tòa tuyên cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan không bị “cắt ghép lời khai” - Ảnh 1.
Bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Vimedimex.

Hội đồng xét xử tuyên phạt nhóm bị cáo: Bùi Thanh Huyền, cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường TP.Hà Nội, án 36 tháng tù treo; Nguyễn Thị Cẩm Lê, cựu cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, 30 tháng tù treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng".

Các bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Thị Diệu Linh, cựu Tổng giám đốc Công ty Thẩm định giá và đầu tư Hà Nội (VVAI); Nguyễn Ngọc Thắng, cựu Phó Tổng giám đốc VVAI; Nguyễn Đức Phương, cựu thẩm định viên VVAI; Trần Công Tuyên, cựu Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh; Vương Thị Thu Thủy, cựu chuyên viên Ban Quản lý dự án Đông Anh, phải nhận mức án từ 15 đến 24 tháng tù treo.

Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của các bị cáo trong quá trình thẩm định, ban hành chứng thư thẩm định giá về việc bán đấu giá đất khu phía nam thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội) không khách quan mà làm theo chỉ đạo, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.

Tòa tuyên cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan không bị “cắt ghép lời khai” - Ảnh 2.
Hội đồng xét xử vụ án.

Trong lần xét xử trước, các bị cáo liên tục kêu oan, đề nghị điều tra lại. Bà Loan còn cho rằng có nhiều lời khai của mình bị lập khống, lập một lúc ở hai nơi xa nhau…

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Nguyễn Thị Loan có nhiều lời khai tại những thời điểm khác nhau, có cam đoan và có ký nháy, một số lời khai có chứng kiến của luật sư, nên lời khai về việc cắt ghép là không có cơ sở.

Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây mất trật tự trị an xã hội nên cần tuyên phạt mức án thích đáng. Trong vụ án, bị cáo Loan có vai trò cao nhất trong việc vi phạm đấu giá đất Tiêu Dương nên cần cách ly ra khỏi xã hội mới đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

Tòa tuyên cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan không bị “cắt ghép lời khai” - Ảnh 3.
Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan cũng các đồng phạm nghe tòa tuyên án.

Hành vi vi phạm đấu giá đất gây thiệt hại nghiêm trọng

Theo hồ sơ, sau khi Ủy ban nhân dân TP Hà Nội phê duyệt, ngày 28/2/2020, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá ở thôn Cổ Dương.

Khi định giá đất, các bị cáo Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Thắng, Nguyễn Đức Phương là thẩm định viên đã không định giá đất khách quan mà định giá đất theo đề nghị của bị cáo Trần Công Tuyên và Vương Thị Thu Thủy cố ý hạ giá trị khu đất để ban hành chứng thư định giá trái với giá trị thực tế.

Hành vi trên làm sai lệch giá khởi điểm đưa vào đấu giá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia đấu giá của Nguyễn Thị Loan thông đồng dìm giá. Qua đó, các bị cáo trúng đấu giá trái quy định 16.000 m2 đất ở Đông Anh với giá 20,2 triệu đồng/m2, rồi bán lại 86,3 triệu đồng/m2. Hậu quả gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỷ.

Quá trình tham gia đấu giá khu đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương, bà Nguyễn Thị Loan còn dùng pháp nhân của 3 công ty đều do mình điều hành hoạt động để tham gia đấu giá, thống nhất với những bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm và công ty nào trúng đấu giá dự án vẫn thuộc về bị cáo Loan.

Cùng chuyên mục

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  10 giờ trước

(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Đẩy mạnh vai trò tổ chức hành nghề luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật Quốc gia

Đẩy mạnh vai trò tổ chức hành nghề luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật Quốc gia

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Sáng nay, ngày 11/6/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra Toạ đàm “Vai trò của tổ chức hành nghề Luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật quốc gia”

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.