Châu Á chống lừa đảo trên mạng
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Tổng thống Joe Biden đã chính thức thông báo về việc dừng nỗ lực tranh cử trên mạng xã hội X (Twitter), theo Đài CNBC ngày 21-7 (giờ Mỹ).
"Được phục vụ với cương vị tổng thống là vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi. Mặc dù tôi có ý định tái tranh cử, nhưng tôi tin rằng việc tôi dừng tranh cử sẽ mang lợi ích cao nhất cho Đảng Dân chủ và đất nước. Tôi sẽ chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ tổng thống của mình trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ", ông Biden viết, đồng thời cho biết sẽ trình bày với cả nước về quyết định của mình trong khoảng thời gian tới.
Động thái của ông Joe Biden được đưa ra sau hơn ba tuần chịu áp lực căng thẳng từ các đồng minh Đảng Dân chủ buộc ông phải rút lui khỏi cuộc tranh cử, sau màn tranh luận thất bại" vào cuối tháng 6 trước cựu tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hòa.
Tuần trước, ông Biden được xác nhận đã nhiễm COVID-19 và tiến hành cách ly. Hôm 19-7, bà Jen O'Malley Dillon, chủ tịch phụ trách chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden, khẳng định ông Biden sẽ trở lại vận động tranh cử vào tuần tới, sau khi đã cách ly vì bị nhiễm COVID-19.
Trong bài đăng tuyên bố dừng tranh cử, ông Biden cũng điểm lại những “tiến bộ to lớn” của nước Mỹ suốt 3 năm rưỡi trong nhiệm kỳ của ông: nền kinh tế mạnh nhất thế giới của Mỹ, giảm chi phí thuốc theo toa cho người cao tuổi và mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chi phí dễ tiếp cận đến số lượng kỷ lục người dân Mỹ, bổ nhiệm người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên vào Tòa án tối cao, thông qua luật khí hậu quan trọng nhất trong lịch sử thế giới...
“Cùng nhau, chúng ta đã vượt qua đại dịch của thế kỷ và cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Chúng ta đã bảo vệ và duy trì nền Dân chủ của mình. Và chúng ta đã hồi sinh và củng cố các liên minh của mình trên khắp thế giới”, ông Biden gửi lời đến những người dân Mỹ.
Nếu bà Harris trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, bà trở thành người phụ nữ gốc Á và da màu đầu tiên chạy đua vào Nhà Trắng ở nước Mỹ - một quốc gia đã từng có tổng thống da màu và chưa có người phụ nữ nào từng làm tổng thống trong hơn hai thế kỷ.
“Động thái này sẽ là một canh bạc chưa từng có của Đảng Dân chủ”, hãng tin Reuters nhận định.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định Phó Tổng thống Harris đang nắm giữ một số lợi thế rõ ràng khi bà nằm trong danh sách ứng cử viên chiến thắng vào năm 2020 và là người nhận được hàng triệu phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay.
Ngoài ra, bà đã vận động tranh cử trong nhiều tháng qua tại các bang dao động, là gương mặt đại diện cho nỗ lực thúc đẩy quyền phá thai của phụ nữ và điều quan trọng nhất, bà là ứng cử viên duy nhất có thể tiếp cận nguồn tài chính mà chiến dịch tranh cử của Biden - Harris đã tích lũy được.
Trước đó, nhiều nhà lập pháp Dân chủ đã công khai tuyên bố sẽ ủng hộ bà Harris làm ứng cử viên của đảng nếu ông Biden rút lui.
Trong một bài đăng trên X ngay sau đó, ông Biden tiến cử phó tổng thống Kamala Harris trở thành ứng viên của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
“Thưa các thành viên đảng Dân chủ của tôi, tôi đã quyết định không chấp nhận đề cử và tập trung toàn bộ năng lượng vào nhiệm vụ của mình trên cương vị Tổng thống trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Quyết định đầu tiên của tôi với tư cách là ứng cử viên của đảng vào năm 2020 là chọn bà Kamala Harris làm phó tổng thống và đó là quyết định đúng đắn nhất tôi từng đưa ra. Hôm nay, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và tán thành hoàn toàn của mình để bà Kamala trở thành ứng viên (tranh cử tổng thống) của đảng chúng tôi năm nay. Đảng Dân chủ - đã đến lúc đoàn kết lại và đánh bại Trump”, ông Biden viết.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump nói với Đài CNN rằng ông nghĩ Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ dễ bị đánh bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11 hơn so với Tổng thống Joe Biden.
Ông Trump đưa ra bình luận trong ngày 21-7 (giờ địa phương), ngay sau khi ông Biden công bố quyết định rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng.
Theo giới quan sát, quyết định trên là kết thúc đầy bất ngờ đối với sự nghiệp chính trị kéo dài 50 năm qua của ông chủ Nhà Trắng thứ 46, chứng tỏ ông đã phải lùi bước trước sức ép từ nội bộ đảng Dân chủ sau màn tranh luận tệ hại hôm 27-6 vừa qua với cựu Tổng thống Trump.
Vài ngày sau màn tranh luận Trump - Biden, hạ nghị sĩ Lloyd Doggett của bang Texas đã trở thành thành viên đảng Dân chủ đầu tiên kêu gọi ông Biden rút khỏi cuộc đua. Hơn 20 đồng minh Đảng Dân chủ khác cũng nối bước động thái này, trong đó bao gồm thượng nghị sĩ Peter Welch của bang Vermont và dân biểu Adam Schiff của bang California.
Trước khi có quyết định dừng tranh cử chính thức, ông Biden đã có nhiều phát biểu về khả năng dừng chân trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Theo tờ New York Times, trong một cuộc phỏng vấn với BET News được đăng tải hôm 17-7 (giờ Mỹ), Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ đánh giá lại việc có nên tiếp tục tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng hay không nếu bác sĩ thông báo ông có vấn đề y tế nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ từng nhiều lần khẳng định không có bác sĩ nào từng nói ông có vấn đề y tế nghiêm trọng.
Sau cuộc kiểm tra sức khỏe hồi tháng 2, tiến sĩ Keven O'Connor - bác sĩ của Nhà Trắng - khẳng định ông Biden "là một người đàn ông 81 tuổi khỏe mạnh, năng động, cường tráng và vẫn đủ sức khỏe để đảm đương thành công nhiệm vụ của một tổng thống".
Trong cuộc phỏng vấn với BET News, Tổng thống Joe Biden cũng lần đầu tiên chia sẻ việc ông từng kỳ vọng sẽ "chuyển tiếp" khỏi chức vụ tổng thống và "chuyển giao vị trí cho người khác". Nhưng ông đã quyết định tái tranh cử vì tin rằng trí tuệ và kinh nghiệm của ông sẽ giúp hàn gắn sự chia rẽ đang ngày càng sâu sắc bên trong nước Mỹ.
Ông Biden từng ám chỉ sẽ chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ khi tranh cử vào năm 2020. Vào thời điểm đó, ông cho biết ông sẽ là một ứng viên chuyển tiếp, có thể đóng vai trò cầu nối cho các lãnh đạo chính trị thế hệ mới của Đảng Dân chủ.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, ông Biden tuyên bố chỉ có Chúa mới khiến ông rời bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng.
Vài ngày sau đó, trong họp báo ở Washington, ông Biden khẳng định vẫn sẽ ở lại cuộc đua trừ khi các phụ tá đến gặp và đưa ra bằng chứng ông không bao giờ có thể giành chiến thắng.
Tổng thống Biden đã phải hứng chịu áp lực ngày càng lớn từ bên trong đảng Dân chủ muốn ông rút lui để nhường chỗ cho một ứng cử viên trẻ trung, năng động hơn ra đối đầu với cựu Tổng thống Trump.
Đến nay, đã có ít nhất 5 thượng nghị sĩ và hơn 30 hạ nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ công khai kêu gọi Tổng thống Biden dừng bước và “trao ngọn đuốc” cho một ứng cử viên khác với lập luận rằng ông không thể giành chiến thắng vào tháng 11 tới.
Một số nhân vật có tiếng nói trong đảng Dân chủ như Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries, cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hay cựu Tổng thống Barrack Obama đã thẳng thắn bày tỏ lo ngại với Tổng thống Biden về cơ hội của ông trong cuộc bầu cử ngày 5-11 tới trước đối thủ Trump.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, người từng cạnh tranh với ông Biden trong cuộc bầu cử năm 2020, đã khen ngợi tổng thống vì đã phục vụ đất nước với “danh dự và nhân phẩm”.
“Joe Biden đã phục vụ đất nước chúng ta với danh dự và nhân phẩm. Ông là tổng thống ủng hộ tầng lớp lao động nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Cảm ơn ngài Tổng thống vì tất cả những gì ngài đã làm”, ông Sanders viết trên mạng xã hội X.
Ông Obama ca ngợi hành động rút lui của ông Biden, nhưng cảnh báo về một tương lai bất định.
Ngoài ra, trong thông báo của mình, ông Obama chưa tiết lộ ủng hộ ai làm ứng cử viên của đảng Dân chủ.
Chiến dịch tranh cử của ông Biden khẳng định ông vẫn sẽ tiếp tục cuộc đua vào Nhà Trắng, bất chấp tỉ lệ ủng hộ của cử tri giảm và nhiều ý kiến cho rằng ông nên bỏ cuộc.
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.
BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.
Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.
Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.
Theo Thạc sỹ Đỗ Thúy Bình, Vụ Thư ký, Văn phòng Quốc hội, mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada.