Tầm nhìn - Chính sách

Phân bổ nguồn hỗ trợ kịp thời, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực

Phương Thúy Thứ ba, 24/09/2024 - 11:24
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, việc phân bổ hỗ trợ phải kịp thời, đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Cuộc họp trực tuyến về công tác hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Chiều 23/9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với 26 tỉnh, thành phố về công tác hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Phân bổ nguồn hỗ trợ đến các địa phương bị thiệt hại do bão số 3

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, với các biện pháp đồng bộ, sự hưởng ứng mạnh mẽ của các cấp, các ngành và địa phương, sau 14 ngày phát động đã tiếp nhận về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương số tiền trên 1.656 tỷ đồng. Ban Cứu trợ Trung ương đã kịp thời phân bổ nguồn hỗ trợ đến các địa phương 2 đợt với tổng số tiền 1.035 tỷ đồng.

Đối với 37 địa phương không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3, theo tổng hợp sơ bộ, tính đến 17h ngày 22/9, các địa phương đã tổ chức kêu gọi, vận động để ủng hộ các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại được số tiền là 941,4 tỷ đồng. Từ số tiền tiếp nhận được, các tỉnh, thành phố đã chuyển về qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương là 147,1 tỷ đồng, chuyển ủng hộ trực tiếp cho các địa phương vùng thiệt hại là 381,5 tỷ đồng, số hiện còn tại Ban Vận động Cứu trợ các địa phương là 412,8 tỷ đồng.

Đối với 26 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, theo tổng hợp sơ bộ, tính đến 17h ngày 19/9, Ban Vận động Cứu trợ cấp tỉnh, thành phố của 26 địa phương đã tiếp nhận: 1.654,3 tỷ đồng (trong đó Trung ương phân bổ về là 1.035 tỷ đồng; tiếp nhận từ các địa phương khác 208,3 tỷ đồng; thu tại địa phương 410,8 tỷ đồng).

Từ số tiền tiếp nhận được, các tỉnh, thành phố bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 gây ra căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại địa phương để phân bổ nguồn hỗ trợ trên địa bàn. Đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai đã phân bổ 47,1 tỷ đồng; tỉnh Yên Bái đã phân bổ 75 tỷ đồng; tỉnh Tuyên Quang đã phân bổ 25,4 tỷ đồng; tỉnh Phú Thọ đã phân bổ gần 40 tỷ đồng; tỉnh Bắc Giang đã phân bổ 68 tỷ đồng; tỉnh Thái Nguyên đã phân bổ 38,802 tỷ đồng; thành phố Hải Phòng đã phân bổ 47 tỷ đồng…

Các tỉnh, thành phố đã tập trung vào việc hỗ trợ gia đình người chết, người mất tích, người bị thương; hỗ trợ lương thực; hỗ trợ làm nhà cho các hộ gia đình bị đổ sập, trôi hoàn toàn; hỗ trợ gia đình có nhà ở bị hư hỏng nặng; hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại khôi phục sản xuất.

anh bai chinh
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Đảm bảo công khai, minh bạch trong phân bổ nguồn hỗ trợ

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã cùng tập trung thảo luận, đề xuất hướng giải quyết để nguồn lực ủng hộ đến với đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và theo đúng quy định của pháp luật.

Từ ý kiến của đại biểu tham dự Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trân trọng ghi nhận, cảm ơn tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người dân ở trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế đã ủng hộ đồng bào tại các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra; đồng thời hoan nghênh các Ban tham mưu, bộ phận nghiệp vụ, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã nỗ lực, chỉ đạo kịp thời triển khai thực hiện công tác tiếp nhận, tổng hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, phân bổ nguồn hỗ trợ theo đúng tinh thần của Nghị định số 93/2021 ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho biết, tại cuộc họp của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam vừa qua đã thống nhất việc Ban Thường trực, Ban Vận động Cứu trợ và Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thực hiện công khai, minh bạch việc thống kê tiếp nhận ủng hộ và phân bổ kịp thời đến các tỉnh; đồng thời đề nghị quá trình phân bổ từ Trung ương đến tỉnh, từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã cũng thực hiện công khai, minh bạch; khi xã phân bổ đến người dân, hộ dân thì lập danh sách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại trụ sở UBND xã.

Nhấn mạnh tới các nguyên tắc trong việc phân bổ nguồn hỗ trợ, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu rõ, việc phân bổ hỗ trợ phải kịp thời, đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Cùng với đó, việc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch trực tiếp đến người thụ hưởng.

Nhấn mạnh tới yêu cầu phải bám sát nội dung Nghị định số 93/2021 về phân bổ nguồn lực hỗ trợ, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến đề nghị, các địa phương cần tập trung ưu tiên: Hỗ trợ gia đình có người chết, người mất tích, người bị thương theo đúng văn bản hướng dẫn; Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân bị mất nhà, mất tài sản.

Đối với những người mất toàn bộ tải sản, không có nguồn thu nhập thì khuyến khích hỗ trợ tối đa trong 3 tháng theo mức 15kg gạo/người/tháng; hỗ trợ thuốc và khám chữa bệnh đối với những người không có thu nhập; Hỗ trợ làm nhà ở cho những hộ dân bị sập đổ, thiệt hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hỏng nặng, hộ phải sửa chữa; Hỗ trợ cho học sinh nghèo khó khăn do ngập lụt mất hết sách vở, dụng cụ học tập; Hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, thông qua việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi.

Về định mức hỗ trợ, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho biết, đối với nhà sập đổ hoàn toàn mức hỗ trợ tối thiểu là 50 triệu đồng/hộ bằng với mức xây dựng nhà Đại đoàn kết đang triển khai. Đối với việc hỗ trợ sửa chữa nhà ở tối thiểu là 25 triệu đồng/hộ. Mức hỗ trợ cụ thể do Ban Vận động Cứu trợ tỉnh phối hợp UBND tỉnh và xin ý kiến cấp có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ và thông báo với HĐND biết để giám sát trong quá trình thực hiện.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến lưu ý, Ban Vận động Cứu trợ các tỉnh, thành phố tiếp nhận nguồn lực phân bổ thường xuyên báo cáo về Ban Vận động Cứu trợ Trung ương định kỳ 10 ngày/lần đến khi kết thúc việc sử dụng nguồn lực phân bổ (ngày 31/12/2024). Bên cạnh đó, Ban Vận động Cứu trợ các tỉnh, thành phố cần tiếp tục bám sát các văn bản liên quan để phân bổ nguồn lực ủng hộ theo đúng quy định của pháp luật để giúp đỡ người dân một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Sau khi kết thúc cuộc họp trực tuyến, cập nhật đến 17h ngày 23/9/2024, tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.714 tỷ đồng (Một nghìn bảy trăm mười bốn tỷ đồng). Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã hỗ trợ đến các địa phương hai đợt với tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tiếp tục cập nhật và công khai danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều