Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tạm giữ người phụ nữ bạo hành bé gái gây phẫn nộ dư luận: Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Yến Nhi Thứ tư, 11/12/2024 - 09:32

(PLPT) - Trên mạng xã hội đang lan truyền clip một người phụ nữ có hành vi thô bạo với bé gái trong lúc ăn, gây xôn xao dư luận. Pháp luật quy định về hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Hình ảnh bạo hành trẻ em trong clip lan truyền trên mạng xã hội.

Người phụ nữ ở Vũng Tàu bạo hành trẻ em trong lúc ăn gây phẫn nộ mạng xã hội

Ngày 10/12, Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang tạm giữ hình sự đối với bà T.T.B. (48 tuổi, ngụ phường 7, TP Vũng Tàu) để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em. Cháu bé nghi bị bạo hành tên Nguyễn Ngọc B.T. (2 tuổi).

Trong đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội, 1 người phụ nữ dùng tay túm tóc 1 đứa trẻ, giật ra sau rồi tay cầm 1 thìa đút thức ăn vào miệng trẻ theo cách thô bạo. Sau đó, người này cầm điều khiển tivi gõ vào miệng của đứa trẻ.

Một đoạn clip khác cũng cho thấy, đứa trẻ này được người phụ nữ đặt nằm ngửa trên chân của phụ nữ. Khi đứa trẻ này khóc, ói thì bà này dùng khăn lau mạnh, vừa đút vừa bịt mũi, tát vào miệng, dùng thìa gõ vào răng trẻ.

Liên quan đến vụ việc trên, Công an thành phố Vũng Tàu đã triệu tập bà T.T.B. (SN 1976, ngụ TP Vũng Tàu) làm việc để tiếp tục điều tra, làm rõ nghi vấn về bạo hành trẻ em.

Bà B. được xác định là người đã sử dụng thìa đút thức ăn vào miệng cho bé với 1 cách thô bạo, sau đó, dùng điều khiển tivi gõ vào miệng trẻ.

Theo thông tin ban đầu, tối 7/12, cơ quan chức năng nhận đơn tố giác của chị T. (ngụ phường 7) về việc bà B. có hành vi bạo hành trẻ em ngay trong nhà mình. Cháu bé nghi bị bạo hành tên N.N.B.T. (SN 2003).

Ngoài ra, chị T. còn cung cấp thêm các clip (các video do người khác cung cấp) ghi lại việc bà B. đã bạo hành con mình.

Công an xác định, ngoài bạo hành với bé gái tên B.T., bà B còn có hành vi bạo hành với 2 trẻ khác.

Hiện vụ việc đang được Công an thành phố Vũng Tàu tiếp tục điều tra, làm rõ.

Bé gái 5 tuổi bị bạo hành dẫn đến tử vong ở TPHCM

Vào hồi cuối tháng 10, Công an quận 4 (TPHCM) đã phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra vụ bé gái 5 tuổi tử vong với nhiều thương tích trên cơ thể.

Trước đó, mạng xã hội chia sẻ bài viết được cho của người cha thông tin về việc con mình tử vong, trên cơ thể có nhiều vết thương.

Nội dung bài đăng cho rằng bé gái bị bạo hành dẫn đến tử vong. Người cha cũng tố cáo mẹ bé gái đã gây ra sự việc đau lòng này. "Ba đâu có ngờ, đâu có biết, đâu có nghĩ trên đời này làm gì có một người mẹ ruột nào mà nỡ hành hạ con mình đến chết như vậy đâu con", một đoạn trong bài đăng.

Theo tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại một căn nhà ở phường 9, quận 4. Cảnh sát đã vào cuộc điều tra. Qua điều tra, nhà chức trách nhận định nạn nhân có dấu hiệu bị bạo hành.

Qua khám nghiệm, cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bé gái có thể là do sặc cháo. 

Theo cơ quan chức năng, bà G. có hành vi bạo hành con ruột khiến bé gái 5 tuổi bị nhiều vết thương trên cơ thể. Qua khám nghiệm, bước đầu nhà chức trách xác định các vết thương không trực tiếp dẫn đến cái chết của bé gái. Tuy nhiên, hành vi của người mẹ là vi phạm pháp luật.

Bạo hành trẻ em là như thế nào?

Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác".

Ngoài ra, theo Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016: "Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em".

Quyền trẻ em là một chế định đã được ghi nhận tại Hiến pháp. Theo đó "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em"(Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013).

Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Hành vi bạo lực trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016. Do đó, hành vi bạo lực trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi bạo lực trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em

Điều 22 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:

"Điều 22. Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này."

- Theo quy định tại Mục 4, Chương II của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình (trong đó có bạo lực đối với trẻ em), như: hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình (Điều 52); hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình (Điều 53); hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình (Điều 54); hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý (Điều 55).

Xử lý hình sự đối với hành vi bạo hành trẻ em

Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

- Tội hành hạ người khác (Điều 140);

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Điều 134);

- Tội vô ý làm chết người (Điều 128);

- Tội giết người (Điều 123);

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)

Như vậy, người hành vi bạo lực trẻ em đều có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương xứng tùy theo mức độ, tính chất của hành vi bạo lực.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?