Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Thế nào là bạo hành trẻ em? Cùng nhìn lại loạt vụ việc rúng động dư luận

Yến Nhi Thứ năm, 17/10/2024 - 19:25
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành đã gây chấn động dư luận, dấy lên lo ngại về quyền được bảo vệ của trẻ em trong xã hội. Vậy, bạo hành trẻ em là như thế nào? Các mức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em ra sao?

Ảnh minh họa.

Bạo hành trẻ em là như thế nào?

Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác".

Ngoài ra, theo Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016: "Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em".

Quyền trẻ em là một chế định đã được ghi nhận tại Hiến pháp. Theo đó "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em"(Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013).

Hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?

Hành vi bạo lực trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016. Do đó, hành vi bạo lực trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi bạo lực trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em

Điều 22 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:

"Điều 22. Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này."

- Theo quy định tại Mục 4, Chương II của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình (trong đó có bạo lực đối với trẻ em), như: hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình (Điều 52); hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình (Điều 53); hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình (Điều 54); hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý (Điều 55).

Xử lý hình sự đối với hành vi bạo hành trẻ em

Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

- Tội hành hạ người khác (Điều 140);

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Điều 134);

- Tội vô ý làm chết người (Điều 128);

- Tội giết người (Điều 123);

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)

Như vậy, người hành vi bạo lực trẻ em đều có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương xứng tùy theo mức độ, tính chất của hành vi bạo lực.

Liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành trẻ em khiến dư luận 'dậy sóng'

Dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ trước những vụ án bạo hành trẻ em trong thời gian vừa qua. Những đứa trẻ đáng lẽ được sống trong sự yêu thương, nâng niu lại phải chịu những trận đòn roi kinh hoàng trong chính ngôi nhà mình sinh sống.

Kết cục của mỗi vụ án, những đứa trẻ sẽ mang trong mình nỗi đau dai dẳng thậm chí có những cháu bé đã phải ra đi mãi mãi với sự nuối tiếc, căm phẫn của người thân, gia đình và cả xã hội.

Vụ bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng ở TPHCM

Vào hồi đầu tháng 9, Báo Thanh Niên đã đăng tải phóng sự điều tra "Tội ác trong một mái ấm", phản ánh về việc bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TPHCM).

Mái ấm này do bà G.T.S.H. làm chủ, hàng ngày mở cửa từ 8-20h để người dân, các nhà hảo tâm đến thăm trẻ và đóng góp từ thiện. Nhưng ngay sau khi đóng cửa, nơi đây lập tức trở thành "địa ngục trần gian" với trẻ.

Theo báo Thanh Niên, Mái ấm Hoa Hồng hiện nuôi dưỡng khoảng 100 trẻ mồ côi ở nhiều độ tuổi. Trong đó, phòng trẻ sơ sinh có khoảng 20 bé, lớn nhất 8 tháng tuổi và nhỏ nhất chưa đầy 1 tháng.

Bảo mẫu tên T. phụ trách phòng này liên tục hành hạ trẻ từ đêm đến sáng hôm sau bằng nhiều hành động thể hiện sự dã man như ngồi lên người, nhéo tai, thậm chí có bé bị đánh chảy máu miệng, nhấc lên cao rồi ném xuống nệm.

Tiếp nhận thông tin, Công an quận 12 phối hợp với các đơn vị liên quan đã vào cuộc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Bảo mẫu bạo hành bé trai 6 tháng tuổi đến chết lãnh án tù chung thân

Trước đó, vào ngày 4/9, TAND TPHCM đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Võ Thị Mỹ Linh (31 tuổi, quê Đồng Tháp) mức án tù chung thân về tội "Giết người".

Theo cáo trạng, do không có việc làm, Võ Thị Mỹ Linh đã đăng thông báo trên Facebook nhận giữ trẻ (từ 1 tuổi đến 2 tuổi) tại nhà để kiếm thêm thu nhập.

Ngày 3/1/2023, chị P.T.NA. cùng chồng là anh N.Đ.T. đã đưa con ruột là bé N.Đ.H.A. (sinh ngày 1/7/2022) đến gửi Linh trông giữ.

Sáng 10/1/2023, anh T. đã chở con trai đến nhà Linh. Khoảng 12h cùng ngày, trong lúc thay tã cho bé H.A., Linh đã đánh nhiều cái vào đỉnh đầu nạn nhân khi bé khóc, dẫn đến tình trạng bé tím tái.

Hoảng sợ, Linh đã gọi gia đình đưa bé H.A. đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng tim ngừng thở. Ngày hôm sau, anh T. nghi ngờ con mình bị đánh nên đã trình báo công an. Sau đó, Linh thừa nhận hành vi phạm tội.

Sau thời gian điều trị, bé H.A. không qua khỏi.

Tại tòa, bị cáo Linh thừa nhận hành vi phạm tội và cho biết mình biết trẻ em dưới 1 tuổi có phần đỉnh đầu non yếu nhưng do quá tức giận đã không kiềm chế được.

Hành hung bé trai ở sân chung cư New Horion Hà Nội

Một vụ việc tương tự, ngày 29/8, Cơ quan CSĐT - Công an quận Hoàng Mai đã tạm giữ hình sự Nguyễn Tiến Đạt (SN 1990, trú tại phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Đạt chính là đối tượng đánh cháu bé tên M. (12 tuổi) trước sảnh chung cư New Horizon, số 87 Lĩnh Nam, phường Mai Động, cách đây không lâu.

Sự việc được đăng tải lên mạng xã hội gây bức xúc dư luận, đồng thời gia đình cháu M. cũng trình báo cơ quan công an để làm rõ. Quá trình xác minh, Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Viện Kiểm sát và các đơn vị liên quan đã vận động đối tượng ra trình diện.

Đến ngày 28/8, Đạt mới đến cơ quan công an làm việc và khai nhận hành vi vi phạm của bản thân.

Theo cơ quan công an, vụ việc trên gây bức xúc dư luận, do đó, cơ quan điều tra sẽ làm rõ và xử lý nghiêm.

Cặp vợ chồng buộc chân, đánh, dùng băng dính bịt miệng bé 1 tuổi

Một vụ việc bạo hành trẻ em gây rúng động dư luận xảy ra giữa năm 2022 tại Hà Nội. Theo đó, ngày 28/7/2022, Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) tiếp nhận tin báo từ Bệnh viện Nhi Trung ương việc có một trường hợp bệnh nhân là cháu L.Q.T. (1 tuổi, quê Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng tím tái, li bì và sốt cao, nghi bị ngược đãi, hành hạ.

Ngày 21/7/2022, chị Lê Thị Lan H (SN 1994, quê Hà Tĩnh, thuê trọ ở Bắc Giang) liên lạc với Linh để thuê chăm nuôi con đẻ chị là cháu Lê Quỳnh T. (SN 2021). Hai bên thỏa thuận, giá trông giữ cháu T. là 3 triệu đồng/tháng.

Trong quá trình trông trẻ, do cháu T. bị sốt và quấy khóc nên Linh và chồng là Hoàng Thế Vũ (28 tuổi) đã dùng dây sạc điện thoại buộc chân; dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người và dùng chăn quấn, dùng băng dính bịt miệng cháu bé.

Ngày 28/7/2022, thấy nạn nhân mệt, khó thở, Linh và Vũ đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Các bác sĩ tại đây phát hiện cháu bé nhập viện trong tình trạng tím tái, li bì và sốt cao, nghi bị hành hạ nên trình báo cảnh sát. Được cấp cứu kịp thời, cháu bé may mắn không tử vong.

Sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Diệu Linh mức án 16 năm tù và bị cáo Hoàng Thế Vũ mức án 15 năm tù, cùng về tội "Giết người".

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều