Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và xã hội

Yến Nhi Thứ tư, 16/10/2024 - 11:26
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ trong việc tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nghiên cứu, sửa đổi pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và xã hội

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ trong việc tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như sau:

Một là, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và xã hội.

Hai là, hướng dẫn các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, thường xuyên tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị 28-CT/TW năm 2023.

Ba là, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, gia đình và xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cho gia đình, trường, lớp học, cộng đồng dân cư.

Nhiệm vụ, giải pháp trong tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Nhiệm vụ, giải pháp trong tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như sau:

Nâng cao nhận thức về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị 28-CT/TW năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thực hiện với quy mô sâu rộng, nội dung, phương pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Chỉ đạo, phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức; phù hợp với từng nhóm đối tượng và đặc điểm, điều kiện của từng địa phương.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của các cấp chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, các bậc cha, mẹ và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Triển khai thực hiện thường xuyên, thiết thực, hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, địa phương.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, bảo đảm nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực gắn với công tác dự nguồn để thực hiện các chính sách, pháp luật về trẻ em, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường và xã hội, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, gia đình, nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em.

Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện cho trẻ em; phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích cho trẻ em, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; củng cố, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em liên thông, liên tục, chất lượng, hiệu quả; hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em và trợ giúp pháp lý cho trẻ em.

Đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hóa, khuyến khích, huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về trẻ em; nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm, thực hiện phân cấp, phân quyền, điều phối, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị, người làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em, rà soát các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng, các hoạt động xã hội, từ thiện và các hoạt động khác liên quan đến trẻ em; ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bỏ rơi, mua bán, lạm dụng, xúi giục, kích động trẻ em và các hành vi bị nghiêm cấm khác.

Hợp tác và hội nhập quốc tế, tham gia, phát huy vai trò thành viên tích cực trong thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, các phong trào toàn cầu, khu vực về thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  8 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  22 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều