Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp
Thứ ba, 08/10/2024 - 06:24
Nghe audio
0:00
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, chiều 7/10, tại Trụ sở Bộ Tư pháp ở thủ đô Paris, ngài Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud đã đón tiếp và có cuộc gặp song phương với ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam.
Vui mừng chào đón và chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh mới đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam cũng như lần đầu tiên đến thăm và làm việc với Bộ Tư pháp Pháp, Bộ trưởng Tư pháp Pháp bày tỏ ấn tượng với kết quả chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.Ngài Bộ trưởng cũng đánh giá cao bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 về chung tay xây dựng tương lai của Cộng đồng Pháp ngữ.
Về quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp, Bộ trưởng Didier Migaud điểm lại kết quả chính hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp từ năm 1993 (năm thành lập Nhà Pháp luật Việt - Pháp) tới nay và khẳng định phía Pháp luôn thiện chí hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng này.
Về việc đàm phán thành lập Trung tâm pháp luật Pháp (kế thừa Nhà Pháp luật Việt - Pháp), ngài Bộ trưởng cho biết phía Bộ Tư pháp Pháp đang làm việc kỹ với các hội nghề tư pháp của Pháp (công chứng, luật sư đấu giá, thừa phát lại, Quỹ Luật lục địa...) để sớm thống nhất với phía Bộ Tư pháp Việt Nam về nội dung này.
Cũng theo Bộ trưởng Didier Migau, dù ông mới nhận nhiệm vụ nhưng cũng rất quan tâm đến hợp tác pháp luật và tư pháp với Việt Nam, mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn hợp tác song phương trong lĩnh vực này mà trước mắt là việc tập trung thực hiện tốt Chương trình hợp tác giai đoạn 2024 - 2025 đã ký giữa Bộ Tư pháp hai nước.
Chia sẻ với các ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp Pháp, đồng thời chúc mừng Bộ trưởng Didier Migaud mới được bổ nhiệm làm Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Pháp, Bộ Tư pháp và các cơ quan pháp luật, các hội nghề luật của Pháp đã dành cho Việt Nam trong suốt hơn 30 năm qua. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nói rõ Đảng và Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, trong đó rất coi trọng công tác hoàn thiện thể chế và coi đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết nhằm tham khảo có chọn lọc để phục vụ mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Việt Nam và Pháp cùng có hệ thống pháp luật thành văn nên tiềm năng hợp tác còn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật dân sự, thương mại.
Về việc thành lập Trung tâm pháp luật Pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đề nghị hai Bộ Tư pháp sớm thống nhất nội dung. Nếu dự án thành hiện thực thì đây sẽ là mô hình hợp tác hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả và thiết thực giữa hai bên trong lĩnh vực pháp luật cũng như tư pháp. Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cũng đề nghị hai Bộ Tư pháp tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các hội nghề luật của hai bên hợp tác có hiệu quả hơn, trong đó tập trung vào công tác chuyển đổi số dịch vụ công tư pháp. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cũng thống nhất hai Bộ cần tập trung thực hiện tốt Chương trình hợp tác năm 2024 - 2025 với nhiều đổi mới về cách làm, đảm bảo có sản phẩm hợp tác cụ thể.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Tư pháp Pháp đề nghị hai Bộ Tư pháp tạo điều kiện thuận lợi để Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội phối hợp với các cơ quan pháp luật và tư pháp của hai bên tổ chức Tuần lễ pháp luật Pháp hằng năm tại Việt Nam về các chủ đề theo nhu cầu của Việt Nam, tạo diễn đàn trao đổi học thuật, nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh ghi nhận đề xuất này, đồng thời trân trọng mời Bộ trưởng Didier Migaud thu xếp sớm thăm Việt Nam. Bộ trưởng Didier Migaud cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Đây là cuộc gặp đầu tiên ở cấp Bộ trưởng Tư pháp hai nước Việt Nam và Pháp kể từ năm 2013, hứa hẹn mở ra cơ hội mới, nâng tầm quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước trong giai đoạn tới, đáp ứng kỳ vọng của cả hai bên.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?