Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khơi thông mọi nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư

Thứ tư, 14/08/2024 - 15:53
Nghe audio
0:00

Sáng 14/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về các báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về các báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: VGP)

Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về 2 nội dung gồm: Báo cáo xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); báo cáo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Hai nội dung này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng.

Trước đó, Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngay sau khi được thành lập đã tổ chức 2 phiên họp, xác định các nhóm nội dung cần sửa đổi tại các luật có nhiều vướng mắc mang tính cấp bách cần xử lý để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay.

Thủ tướng khẳng định quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8. (Ảnh: VGP)

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc đề xuất sửa đổi các luật nói trên đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, qua đó triển khai các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

Việc này có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ; tháo gỡ khó khăn, huy động và sử dụng hiệu quả mọi mọi nguồn lực cho phát triển.

Ghi nhận, biểu dương nỗ lực, trách nhiệm, công tác chuẩn bị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ý kiến phát biểu tâm huyết, xác đáng tại cuộc họp, Thủ tướng khẳng định quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8; yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác này với tinh thần "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm", bố trí các cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)

Về đề xuất xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo: Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; không đầu tư dàn trải, ngân sách đầu tư của Trung ương tập trung cho kết nối vùng, quốc gia, quốc tế, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương cũng phải theo hướng này; linh hoạt sử dụng các nguồn vốn Trung ương và địa phương; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội; không tạo môi trường cho tiêu cực, xóa bỏ cơ chế xin cho; cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong đầu tư công.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)

Về đề xuất xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật (Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu), Thủ tướng cơ bản thống nhất đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu...

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu vừa phải tháo gỡ được các vướng mắc cấp bách trước mắt đặt ra trong thực tiễn, vừa kiến tạo phát triển cho tương lai; quan điểm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược, công nghệ cao; đánh giá tác động kỹ lưỡng, nếu thấy rõ cần sửa thì đề xuất sửa ngay; cân nhắc đề xuất sửa đổi thêm một số luật khác có liên quan; báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật với tinh thần "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm", bố trí các cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết, trách nhiệm... (Ảnh: VGP)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đầy đủ, tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ các kiến nghị của bộ, ngành, địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các luật nêu trên, lưu ý xác định rõ những nội dung cấp bách cần ưu tiên sửa đổi ngay của từng luật; những nội dung còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình rà soát; những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất xem xét khi sửa đổi, bổ sung toàn diện các luật này.

Cơ bản thống nhất và cho ý kiến về một số đề xuất chính sách cụ thể, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng đề nghị các dự án luật; Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng các dự án luật, đặc biệt là nội dung các chính sách; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, đối tượng liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học; trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), bảo đảm tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mong muốn của nhân dân.

Cùng chuyên mục

Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71 trên thế giới

Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71 trên thế giới

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Theo báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024 của Liên Hợp Quốc, vị trí xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bảo đảm công tác đặc xá được triển khai chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật

Bảo đảm công tác đặc xá được triển khai chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Để việc xét duyệt đặc xá bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu…, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cơ quan chức năng tập trung kiểm tra, xem xét, đánh giá công khai, minh bạch.

Bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng

Bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương rà soát, báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và nhu cầu kinh phí năm 2024 để báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với các Đại sứ không thường trú các nước châu Phi

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với các Đại sứ không thường trú các nước châu Phi

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chúc mừng các Đại sứ không thường trú vừa trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; bày tỏ vui mừng khi được gặp gỡ 16 đại diện ngoại giao của các quốc gia bạn bè châu Phi.

Tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ

Tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ

Tầm nhìn - Chính sách -  20 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Văn Long mong muốn Phó Đại sứ Courtney Beale, trên cương vị của mình, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung cũng như quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và cơ quan chức năng Hoa Kỳ nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu.

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Đọc nhiều