Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
Thứ sáu, 13/09/2024 - 11:24
Nghe audio
0:00
Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc (22-23/9/2024).
Sự kiện có sự tham dự của Chủ tịch Đại hội đồng Philemon Yang, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và gần 50 Người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.
Phát biểu tại sự kiện, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và bày tỏ mong muốn các văn kiện dự kiến thông qua tại Hội nghị sẽ là nền tảng quan trọng để định hướng hợp tác của hệ thống Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Thông điệp của Lãnh đạo các nước khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và kỳ vọng Hội nghị sẽ thống nhất về các giải pháp và hành động cụ thể nhằm củng cố hòa bình, hợp tác và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Trong thông điệp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai là cơ hội để Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương khẳng định những giá trị không thể thay thế trước những thách thức to lớn của thời đại. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn Hội nghị sẽ mang đến tư duy mới và cách làm mới cho tương lai thế giới và đề nghị tập trung thảo luận về các giải pháp mang tính chuyển đổi, bao gồm chuyển đổi về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và chuyển đổi quản trị toàn cầu.
Về khoa học, công nghệ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của Liên Hợp Quốc trong thiết lập khung pháp lý, hỗ trợ các quốc gia phát triển công nghệ mới và tiên phong như công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa một cách an toàn, công bằng, hữu ích và bao trùm. Về chuyển đổi xanh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề xuất nghiên cứu thiết lập một diễn đàn toàn cầu để ASEAN và các tổ chức khu vực khác cùng chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy công nghệ xanh. Về quản trị toàn cầu, Tổng Bí thư Chủ tịch nước mong muốn thúc đẩy tiến trình cải tổ Liên Hợp Quốc và các thể chế tài chính đa phương để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức toàn cầu, huy động tốt hơn nguồn lực để hỗ trợ các nước đang phát triển.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và các nỗ lực chung nhằm củng cố hòa bình, hợp tác và đoàn kết quốc tế, góp phần thực hiện hiệu quả các Mục tiêu Phát triển Bền vững, để người dân được hưởng thụ đầy đủ những thành quả của công cuộc phát triển và chuẩn bị sẵn sàng cho thế hệ tương lai.
Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai là sự kiện đa phương quan trọng hàng đầu của Liên Hợp Quốc trong năm 2024. Với chủ đề "Giải pháp đa phương vì một tương lai tốt đẹp hơn", Hội nghị được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các mục tiêu khí hậu, thống nhất các giải pháp cho các thách thức toàn cầu, củng cố quản trị toàn cầu. Hội nghị dự kiến thông qua các văn kiện định hướng hoạt động của hệ thống Liên Hợp Quốc.
Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai là sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, hai nước đồng chủ trì tiến trình thương lượng các văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai. Sự kiện này nhằm tạo đà cho Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, diễn ra vào ngày 22-23/9 tại Liên Hợp Quốc.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.