Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
Chủ nhật, 22/09/2024 - 13:17
Nghe audio
0:00
Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Sân bay quốc tế J.F Kennedy có Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng và phu nhân; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Hoàng Giang cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và Phái đoàn.
Đây là chuyến công tác tham dự hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Hoa Kỳ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trên cương vị mới và cũng là lần đầu tiên một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ta tham dự trực tiếp các phiên họp cấp cao tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 diễn ra trong bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt khi LHQ và Việt Nam cùng hướng tới 80 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh và 80 năm ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hướng tới một tương lai và đường lối phát triển mới cho Liên Hợp Quốc và thế giới.
Trong bối cảnh đó, Liên Hợp Quốc sẽ tiến hành tổ chức một chuỗi sự kiện trong Tuần lễ Cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 mà tâm điểm là Hội nghị thượng đỉnh Tương lai với chủ đề "Giải pháp đa phương vì một tương lai tốt đẹp hơn" và Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với chủ đề bao trùm là "Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện nay và mai sau" nhằm kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và củng cố chủ nghĩa đa phương, trong đó Liên Hợp Quốc có vị trí trung tâm nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung, đặc biệt là các Mục tiêu phát triển bền vững.
Sau gần 50 năm, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc tiếp tục phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu, không ngừng được củng cố và tăng cường. Liên Hợp Quốc đã đồng hành cùng Việt Nam từ giai đoạn tái thiết đất nước, phục hồi sau chiến tranh đến phá bao vậy cấm vận và từng bước hội nhập quốc tế. Việt Nam tham gia ngày càng chủ động, tích cực, đóng góp ngày càng thực chất, sâu rộng cả về ý tưởng, con người, nguồn lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động trụ cột của Liên Hợp Quốc về gìn giữ hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển.
Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế tín nhiệm và đặt nhiều kỳ vọng, đã và đang đảm nhiệm thành công nhiều vị trí quan trọng tại Liên Hợp Quốc. Lãnh đạo Liên Hợp Quốc luôn đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam và mong Việt Nam tiếp tục đóng vai trò ngày càng tích cực hơn nữa trên các lĩnh vực ưu tiên của Liên Hợp Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có các bài phát biểu tại đây chuyển tới những thông điệp lớn, quan trọng của Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc đối với hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta sẽ có các cuộc gặp song phương bên lề tham dự các sự kiện trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York (Hoa Kỳ), gặp gỡ với lãnh đạo chính quyền, quốc hội, các đảng và một số người đứng đầu các bộ, ngành ở Mỹ và có một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác.
Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 lần này quy tụ số lượng lớn các nhà lãnh đạo quốc tế, để cùng nhau thảo luận, hoạch định đường hướng phát triển của thế giới trong tương lai. Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự sự kiện này có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đây là dịp để Việt Nam một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, luôn đóng góp tích cực vào hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.