Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tổng quan các điểm mới của Luật Đấu thầu năm 2023

Vũ Quỳnh Lê Thứ sáu, 19/07/2024 - 09:56
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi), tiếp tục tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước. Luật mới bổ sung nhiều quy định nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc và thích ứng với các đòi hỏi từ thực tiễn, tăng cường hiệu quả của công tác lựa chọn nhà thầu, nâng cao hiệu lực thực thi của pháp luật đấu thầu.

Mục tiêu xuyên suốt mà cơ quan soạn thảo đặt ra khi xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi) là tiếp tục tạo dựng khu pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng vốn nhà nước; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật; Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động đấu thầu. Đồng thời, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua hoạt động đấu thầu; Tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước, ngăn chặn, xử lý tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu. Xây dựng cơ chế lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy hoạt động mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu và cơ chế kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

Ảnh minh hoạ.

Trong quá trình xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã rà soát, đánh giá kỹ lưỡng những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ thực tiễn, theo tinh thần bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật. Đồng thời, tham khảo thông lệ quốc tế, tham vấn ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, các đối tượng chịu tác động của Luật… Các đại biểu Quốc hội cũng đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, giá trị để cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra hoàn thiện dự án Luật và Quốc hội khoá XV đã thông qua tại kỳ họp thứ 5 với tỷ lệ đồng thuận cao.

Luật Đấu thầu năm 2023 được xây dựng và ban hành trong bối cảnh cả nước nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bền vững, tiếp tục tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Luật Đấu thầu (sửa đổi) kế thừa các nội dung mang tính nguyên tắc đã được quy định tại Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013 và tiếp tục thực hiện đơn giản hoá quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu, tối đa hoá việc thực hiện thủ tục đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia… nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.

Luật Đấu thầu 2023 có 10 Chương, 96 Điều, gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng Luật

Các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc áp dụng của Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện quy định của Luật hiện hành nhưng có 03 nội dung mới như sau:

Thứ nhất, Luật đã bổ sung quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, ngoài doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đã bổ sung đối tượng doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Thứ hai, Luật đã bổ sung, hoàn thiện quy định về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, bao gồm: (i) Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai; (ii) Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.

Thứ ba, Luật đã quy định cụ thể mối quan hệ cũng như nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Đồng thời, Luật đã có quy định nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình đối với hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; Hoạt động lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng dầu khí và một số hoạt động mua sắm có tính đặc thù khác…

2. Về các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Những nội dung mới chủ yếu trong các quy định về vấn đề này gồm:

- Bổ sung một số trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án lớn, quan trọng, cấp bách và một số trường hợp mua sắm đặc thù khác.

- Phân cấp cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định đối với gói thầu có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Luật hóa quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, đồng thời Luật hóa quy định về hạn mức chỉ định thầu hiện đang quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

- Tạo hành lang pháp lý cho một số hình thức lựa chọn mới có thể triển khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mà có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại.

- Bổ sung, hiệu chỉnh hình thức và phương thức tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như quy định về đấu thầu rộng rãi, hạn chế, đấu thầu hai giai đoạn, về việc áp dụng tiêu chí cố định đối với yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh, đặc biệt không có hình thức chỉ định nhà đầu tư để bảo đảm tính đồng bộ, tránh chồng chéo với việc chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

3. Về lựa chọn nhà đầu tư

Các quy định về lựa chọn nhà đầu tư tại Luật này đã được hoàn thiện theo hướng:

- Quy định về các hình thức lựa chọn nhà đầu tư; Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư; Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư; Ký kết, thực hiện hợp đồng … trên cơ sở kế thừa, bổ sung và hoàn thiện quy định của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các luật có liên quan.

- Hoàn thiện quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có đề xuất tốt nhất về kỹ thuật, xã hội, môi trường và hiệu quả sử dụng đất, đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực. Đây là phương pháp đánh giá trong đó mỗi dự án thực hiện thông qua đấu thầu phải đảm bảo yêu cầu phát triển mang tính tổng thể.

4. Về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Luật Đấu thầu (sửa đổi) bổ sung một số quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm hoàn thiện chính sách đấu thầu mua sắm hàng hoá trong nước, sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi nhóm yếu thế nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đối với lựa chọn nhà thầu, Luật đã quy định chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm khuyến khích chuyển giao công nghệ, hỗ trợ hàng hóa có xuất xứ trong nước, sản phẩm đổi mới sáng tạo, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững, giúp các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm này có cơ hội tốt hơn trong việc tiếp cận thị trường.

Các đối tượng này sẽ được cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng, được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.

Đối với lựa chọn nhà đầu tư, đối tượng được hưởng ưu đãi là nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường; nhà đầu tư có cam kết chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

5. Về hoạt động đấu thầu mua thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế

Ngoài các quy định chung, Luật này đã dành một Chương riêng để quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế theo hướng:

Một là, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập trong việc quyết định mua sắm thuốc, thiết bị y tế như:

- Giao cho các cơ sở y tế công lập tự quyết định việc mua thuốc ngoài danh mục thuốc chi trả của bảo hiểm y tế, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ.

- Cho phép cơ sở y tế công lập được quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm từ nguồn vốn vay, trừ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, vốn vay lại từ vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Hai là, tạo thuận lợi cho hoạt động mua thuốc, thiết bị y tế có tính đặc thù, phù hợp với hoạt động chuyên môn của ngành y tế như:

- Cho phép chỉ định thầu để mua thuốc, thiết bị y tế trong trường hợp cấp cứu người bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân.

- Áp dụng mua sắm tập trung đối với các loại thuốc hiếm có số lượng sử dụng ít.

- Cho phép hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ thiết bị y tế từ một nhóm quốc gia cụ thể để mua được thiết bị có chất lượng tốt.

- Cho phép áp dụng đàm phán giá đối với gói thầu mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; Gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

Ba là, giải quyết những vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua thuốc, thiết bị, vật tư y tế đã phát sinh trong thời gian qua, như:

- Bổ sung quy định nhằm giải quyết triệt để các vướng mắc trong việc mua hóa chất kèm theo yêu cầu nhà thầu phải cung cấp thiết bị y tế để sử dụng hóa chất đó (“mô hình máy đặt, máy mượn”).

- Hoàn thiện quy định về ưu đãi cho thuốc sản xuất trong nước theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi của người bệnh trong việc tiếp cận thuốc có chất lượng tốt, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ, nguyên liệu để sản xuất thuốc có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến.

- Quy định về thanh toán chi phí mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

6. Về quy trình, thủ tục đấu thầu

Nhằm cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đấu thầu, Luật đã quy định theo hướng:

- Đẩy mạnh đấu thầu qua mạng nhằm tăng cường tính công khai minh bạch, ngăn chặn các hành vi thông đồng, gian lận trong đấu thầu.

- Cắt bỏ một số thủ tục thẩm định, phê duyệt ở cấp trung gian; Bổ sung quy định cho phép triển khai trước một số hoạt động đấu thầu. Chỉ quy định thời gian tối thiểu để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu, làm rõ hồ sơ dự thầu, đồng thời quy định thời gian tối đa để người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải các thông tin trong đấu thầu.

- Bổ sung quy định về kết nối, chia sẻ thông tin giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống khác nhằm rút ngắn thời gian lập hồ sơ dự thầu của nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu của chủ đầu tư.

- Tiếp tục cắt giảm thời gian trong hoạt động đấu thầu. Cụ thể, Luật chỉ quy định thời gian tối thiểu để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu và thời gian tối thiểu thực hiện việc sửa đổi hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển. Đối với thời gian thực hiện các công việc khác, người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.

7. Về hồ sơ mời thầu, phương pháp, tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu

Nhằm góp phần khắc phục tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu, Luật đã quy định theo hướng:

- Sửa đổi, bổ sung quy định về công khai thông tin, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu theo hướng yêu cầu công khai tất cả các thông tin trong đấu thầu nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các bên có liên quan, hạn chế tình trạng gian lận, làm cơ sở loại bỏ các nhà thầu không có uy tín, hàng hóa không bảo đảm chất lượng hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế.

- Bổ sung quy định về nội dung hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế tình trạng “cài cắm” tiêu chí đánh giá, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về cách xác định chi phí cho toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa, công trình nhằm hạn chế tình trạng nhà thầu bỏ thầu giá rẻ để trúng thầu, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không bảo đảm tiến độ, chất lượng.

- Bổ sung quy định cho phép hồ sơ mời thầu được đưa ra yêu cầu hàng hóa phải có xuất xứ từ một nhóm quốc gia cụ thể trong trường hợp cần mua hàng hóa có chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm đáp ứng yêu cầu sử dụng, trong đó có vật tư, trang thiết bị y tế.

8. Về hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong đấu thầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu, Luật đã hoàn thiện quy định về hợp đồng theo hướng:

- Phân biệt rõ các trường hợp áp dụng loại hợp đồng với nhà thầu; Bãi bỏ quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản.

- Bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng và các trường hợp, điều kiện sửa đổi hợp đồng. Theo đó, các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đối với các nội dung đã được quy định trong hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện về giá gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng, phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết.

- Bổ sung hình thức hợp đồng mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như hợp đồng theo chi phí cộng phí áp dụng đối với công việc, dịch vụ mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc, hợp đồng theo kết quả đầu ra mà việc thanh toán căn cứ nghiệm thu về chất lượng, số lượng và các yếu tố khác.

- Làm rõ nội dung của hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh, trong đó bao gồm trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo phương án hiệu quả nhất được lựa chọn qua đấu thầu, trách nhiệm trong thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai.

- Hiệu chỉnh các điều kiện sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh so với quy định của Luật Đấu thầu 2013, theo đó dự án phải tuân thủ chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, trường hợp điều chỉnh dự án hoặc chuyển nhượng dự án theo pháp luật về đầu tư thì được sửa đổi hợp đồng.

9. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn, đồng thời đã bổ sung một số quy định mới về việc kiểm tra hoạt động đấu thầu và giám sát hoạt động đấu thầu, nhằm bảo đảm công tác đấu thầu được minh bạch, công bằng.

Luật quy định rõ việc tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu thực hiện theo pháp luật về thanh tra. Tần suất, nội dung, phương thức, trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra được hoàn thiện hơn so với quy định trước đây. Theo đó, việc kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau: Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; Việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu.

Luật Đấu thầu (sửa đổi) nhấn mạnh cơ chế giám sát do người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thực hiện. Trong đó, người có thẩm quyền phải thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023 và pháp luật có liên quan.

Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu được giám sát bởi cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng.

10. Về phòng chống tiêu cực, tham nhũng

Mục tiêu xuyên suốt của Luật Đấu thầu kể từ lần đầu tiên được ban hành năm 2005 đến nay là nhằm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả việc mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước, bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Luật tiếp tục đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, yêu cầu tất cả các thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu và kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu phải được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đồng thời, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu để phục vụ cho việc đánh giá uy tín của nhà thầu và chất lượng sử dụng hàng hoá mà nhà thầu đã cung cấp, làm cơ sở loại bỏ các nhà thầu không có uy tín và hàng hoá không bảo đảm chất lượng. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu, tăng cường tính công khai, minh bạch, ngăn chặn các hành vi thông đồng, gian lận trong đấu thầu.

Với các hình thức lựa chọn nhà thầu không cạnh tranh như chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tự thực hiện, Luật quy định rõ các trường hợp áp dụng, trách nhiệm khi thực hiện, để bảo đảm minh bạch, hiệu quả, tránh lạm dụng, lách luật để không phải áp dụng đấu thầu rộng rãi.

Luật bổ sung các hành vi bị cấm trên cơ sở tổng kết các hành vi vi phạm đã xảy ra trong thực tế, tăng cường chế tài và trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; bổ sung hoàn thiện quy định thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu. Bên cạnh đó, Luật hoàn thiện quy định về các hành vi bị cấm, trong đó bổ sung một số hành vi như thông thầu, gian lận, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu, cản trở hoạt động đấu thầu... để làm cơ sở xử lý các hành vi vi phạm về đấu thầu xảy ra trong thực tế.

Cùng với các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện đã được ban hành, Luật Đấu thầu 2023 đã và đang nhanh chóng đi vào thực tiễn. Một mặt, hành lang pháp lý đã cơ bản được sửa đổi, bổ sung kịp thời, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện tốt sẽ là yếu tố quan trọng để các quy định mới, chính sách mới nhanh chóng đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, nhất là trong bối cảnh công tác quản lý hoạt động đấu thầu đã phân cấp rất mạnh. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu phải nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm, công tâm khi thực hiện công việc; tăng cường công tác giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng.

Như vậy, những nội dung cải cách tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) kết hợp với công tác tổ chức thực thi hiệu quả, chắc chắn sẽ tạo bước tiến lớn, bước tiến thực sự trong công tác lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và nâng cao hiệu lực thực thi quy định của pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam./.

Mục tiêu xuyên suốt mà cơ quan soạn thảo đặt ra khi xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi) là tiếp tục tạo dựng khu pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng vốn nhà nước; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật; Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động đấu thầu. Đồng thời, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua hoạt động đấu thầu; Tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước, ngăn chặn, xử lý tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu. Xây dựng cơ chế lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy hoạt động mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu và cơ chế kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

Trong quá trình xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã rà soát, đánh giá kỹ lưỡng những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ thực tiễn, theo tinh thần bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật. Đồng thời, tham khảo thông lệ quốc tế, tham vấn ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, các đối tượng chịu tác động của Luật… Các đại biểu Quốc hội cũng đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, giá trị để cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra hoàn thiện dự án Luật và Quốc hội khoá XV đã thông qua tại kỳ họp thứ 5 với tỷ lệ đồng thuận cao.

Luật Đấu thầu năm 2023 được xây dựng và ban hành trong bối cảnh cả nước nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bền vững, tiếp tục tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Luật Đấu thầu (sửa đổi) kế thừa các nội dung mang tính nguyên tắc đã được quy định tại Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013 và tiếp tục thực hiện đơn giản hoá quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu, tối đa hoá việc thực hiện thủ tục đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia… nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.

Luật Đấu thầu 2023 có 10 Chương, 96 Điều, gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng Luật

Các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc áp dụng của Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện quy định của Luật hiện hành nhưng có 03 nội dung mới như sau:

Thứ nhất, Luật đã bổ sung quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, ngoài doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đã bổ sung đối tượng doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Thứ hai, Luật đã bổ sung, hoàn thiện quy định về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, bao gồm: (i) Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai; (ii) Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.

Thứ ba, Luật đã quy định cụ thể mối quan hệ cũng như nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Đồng thời, Luật đã có quy định nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình đối với hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; Hoạt động lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng dầu khí và một số hoạt động mua sắm có tính đặc thù khác…

2. Về các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Những nội dung mới chủ yếu trong các quy định về vấn đề này gồm:

- Bổ sung một số trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án lớn, quan trọng, cấp bách và một số trường hợp mua sắm đặc thù khác.

- Phân cấp cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định đối với gói thầu có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Luật hóa quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, đồng thời Luật hóa quy định về hạn mức chỉ định thầu hiện đang quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

- Tạo hành lang pháp lý cho một số hình thức lựa chọn mới có thể triển khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mà có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại.

- Bổ sung, hiệu chỉnh hình thức và phương thức tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như quy định về đấu thầu rộng rãi, hạn chế, đấu thầu hai giai đoạn, về việc áp dụng tiêu chí cố định đối với yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh, đặc biệt không có hình thức chỉ định nhà đầu tư để bảo đảm tính đồng bộ, tránh chồng chéo với việc chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

3. Về lựa chọn nhà đầu tư

Các quy định về lựa chọn nhà đầu tư tại Luật này đã được hoàn thiện theo hướng:

- Quy định về các hình thức lựa chọn nhà đầu tư; Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư; Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư; Ký kết, thực hiện hợp đồng … trên cơ sở kế thừa, bổ sung và hoàn thiện quy định của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các luật có liên quan.

- Hoàn thiện quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có đề xuất tốt nhất về kỹ thuật, xã hội, môi trường và hiệu quả sử dụng đất, đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực. Đây là phương pháp đánh giá trong đó mỗi dự án thực hiện thông qua đấu thầu phải đảm bảo yêu cầu phát triển mang tính tổng thể.

4. Về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Luật Đấu thầu (sửa đổi) bổ sung một số quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm hoàn thiện chính sách đấu thầu mua sắm hàng hoá trong nước, sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi nhóm yếu thế nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đối với lựa chọn nhà thầu, Luật đã quy định chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm khuyến khích chuyển giao công nghệ, hỗ trợ hàng hóa có xuất xứ trong nước, sản phẩm đổi mới sáng tạo, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững, giúp các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm này có cơ hội tốt hơn trong việc tiếp cận thị trường.

Các đối tượng này sẽ được cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng, được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.

Đối với lựa chọn nhà đầu tư, đối tượng được hưởng ưu đãi là nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường; nhà đầu tư có cam kết chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

5. Về hoạt động đấu thầu mua thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế

Ngoài các quy định chung, Luật này đã dành một Chương riêng để quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế theo hướng:

Một là, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập trong việc quyết định mua sắm thuốc, thiết bị y tế như:

- Giao cho các cơ sở y tế công lập tự quyết định việc mua thuốc ngoài danh mục thuốc chi trả của bảo hiểm y tế, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ.

- Cho phép cơ sở y tế công lập được quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm từ nguồn vốn vay, trừ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, vốn vay lại từ vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Hai là, tạo thuận lợi cho hoạt động mua thuốc, thiết bị y tế có tính đặc thù, phù hợp với hoạt động chuyên môn của ngành y tế như:

- Cho phép chỉ định thầu để mua thuốc, thiết bị y tế trong trường hợp cấp cứu người bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân.

- Áp dụng mua sắm tập trung đối với các loại thuốc hiếm có số lượng sử dụng ít.

- Cho phép hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ thiết bị y tế từ một nhóm quốc gia cụ thể để mua được thiết bị có chất lượng tốt.

- Cho phép áp dụng đàm phán giá đối với gói thầu mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; Gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

Ba là, giải quyết những vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua thuốc, thiết bị, vật tư y tế đã phát sinh trong thời gian qua, như:

- Bổ sung quy định nhằm giải quyết triệt để các vướng mắc trong việc mua hóa chất kèm theo yêu cầu nhà thầu phải cung cấp thiết bị y tế để sử dụng hóa chất đó (“mô hình máy đặt, máy mượn”).

- Hoàn thiện quy định về ưu đãi cho thuốc sản xuất trong nước theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi của người bệnh trong việc tiếp cận thuốc có chất lượng tốt, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ, nguyên liệu để sản xuất thuốc có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến.

- Quy định về thanh toán chi phí mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

6. Về quy trình, thủ tục đấu thầu

Nhằm cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đấu thầu, Luật đã quy định theo hướng:

- Đẩy mạnh đấu thầu qua mạng nhằm tăng cường tính công khai minh bạch, ngăn chặn các hành vi thông đồng, gian lận trong đấu thầu.

- Cắt bỏ một số thủ tục thẩm định, phê duyệt ở cấp trung gian; Bổ sung quy định cho phép triển khai trước một số hoạt động đấu thầu. Chỉ quy định thời gian tối thiểu để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu, làm rõ hồ sơ dự thầu, đồng thời quy định thời gian tối đa để người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải các thông tin trong đấu thầu.

- Bổ sung quy định về kết nối, chia sẻ thông tin giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống khác nhằm rút ngắn thời gian lập hồ sơ dự thầu của nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu của chủ đầu tư.

- Tiếp tục cắt giảm thời gian trong hoạt động đấu thầu. Cụ thể, Luật chỉ quy định thời gian tối thiểu để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu và thời gian tối thiểu thực hiện việc sửa đổi hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển. Đối với thời gian thực hiện các công việc khác, người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.

7. Về hồ sơ mời thầu, phương pháp, tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu

Nhằm góp phần khắc phục tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu, Luật đã quy định theo hướng:

- Sửa đổi, bổ sung quy định về công khai thông tin, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu theo hướng yêu cầu công khai tất cả các thông tin trong đấu thầu nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các bên có liên quan, hạn chế tình trạng gian lận, làm cơ sở loại bỏ các nhà thầu không có uy tín, hàng hóa không bảo đảm chất lượng hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế.

- Bổ sung quy định về nội dung hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế tình trạng “cài cắm” tiêu chí đánh giá, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về cách xác định chi phí cho toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa, công trình nhằm hạn chế tình trạng nhà thầu bỏ thầu giá rẻ để trúng thầu, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không bảo đảm tiến độ, chất lượng.

- Bổ sung quy định cho phép hồ sơ mời thầu được đưa ra yêu cầu hàng hóa phải có xuất xứ từ một nhóm quốc gia cụ thể trong trường hợp cần mua hàng hóa có chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm đáp ứng yêu cầu sử dụng, trong đó có vật tư, trang thiết bị y tế.

8. Về hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong đấu thầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu, Luật đã hoàn thiện quy định về hợp đồng theo hướng:

- Phân biệt rõ các trường hợp áp dụng loại hợp đồng với nhà thầu; Bãi bỏ quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản.

- Bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng và các trường hợp, điều kiện sửa đổi hợp đồng. Theo đó, các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đối với các nội dung đã được quy định trong hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện về giá gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng, phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết.

- Bổ sung hình thức hợp đồng mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như hợp đồng theo chi phí cộng phí áp dụng đối với công việc, dịch vụ mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc, hợp đồng theo kết quả đầu ra mà việc thanh toán căn cứ nghiệm thu về chất lượng, số lượng và các yếu tố khác.

- Làm rõ nội dung của hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh, trong đó bao gồm trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo phương án hiệu quả nhất được lựa chọn qua đấu thầu, trách nhiệm trong thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai.

- Hiệu chỉnh các điều kiện sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh so với quy định của Luật Đấu thầu 2013, theo đó dự án phải tuân thủ chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, trường hợp điều chỉnh dự án hoặc chuyển nhượng dự án theo pháp luật về đầu tư thì được sửa đổi hợp đồng.

9. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn, đồng thời đã bổ sung một số quy định mới về việc kiểm tra hoạt động đấu thầu và giám sát hoạt động đấu thầu, nhằm bảo đảm công tác đấu thầu được minh bạch, công bằng.

Luật quy định rõ việc tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu thực hiện theo pháp luật về thanh tra. Tần suất, nội dung, phương thức, trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra được hoàn thiện hơn so với quy định trước đây. Theo đó, việc kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau: Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; Việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu.

Luật Đấu thầu (sửa đổi) nhấn mạnh cơ chế giám sát do người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thực hiện. Trong đó, người có thẩm quyền phải thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023 và pháp luật có liên quan.

Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu được giám sát bởi cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng.

10. Về phòng chống tiêu cực, tham nhũng

Mục tiêu xuyên suốt của Luật Đấu thầu kể từ lần đầu tiên được ban hành năm 2005 đến nay là nhằm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả việc mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước, bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Luật tiếp tục đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, yêu cầu tất cả các thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu và kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu phải được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đồng thời, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu để phục vụ cho việc đánh giá uy tín của nhà thầu và chất lượng sử dụng hàng hoá mà nhà thầu đã cung cấp, làm cơ sở loại bỏ các nhà thầu không có uy tín và hàng hoá không bảo đảm chất lượng. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu, tăng cường tính công khai, minh bạch, ngăn chặn các hành vi thông đồng, gian lận trong đấu thầu.

Với các hình thức lựa chọn nhà thầu không cạnh tranh như chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tự thực hiện, Luật quy định rõ các trường hợp áp dụng, trách nhiệm khi thực hiện, để bảo đảm minh bạch, hiệu quả, tránh lạm dụng, lách luật để không phải áp dụng đấu thầu rộng rãi.

Luật bổ sung các hành vi bị cấm trên cơ sở tổng kết các hành vi vi phạm đã xảy ra trong thực tế, tăng cường chế tài và trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; bổ sung hoàn thiện quy định thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu. Bên cạnh đó, Luật hoàn thiện quy định về các hành vi bị cấm, trong đó bổ sung một số hành vi như thông thầu, gian lận, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu, cản trở hoạt động đấu thầu... để làm cơ sở xử lý các hành vi vi phạm về đấu thầu xảy ra trong thực tế.

Cùng với các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện đã được ban hành, Luật Đấu thầu 2023 đã và đang nhanh chóng đi vào thực tiễn. Một mặt, hành lang pháp lý đã cơ bản được sửa đổi, bổ sung kịp thời, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện tốt sẽ là yếu tố quan trọng để các quy định mới, chính sách mới nhanh chóng đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, nhất là trong bối cảnh công tác quản lý hoạt động đấu thầu đã phân cấp rất mạnh. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu phải nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm, công tâm khi thực hiện công việc; tăng cường công tác giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng.

Như vậy, những nội dung cải cách tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) kết hợp với công tác tổ chức thực thi hiệu quả, chắc chắn sẽ tạo bước tiến lớn, bước tiến thực sự trong công tác lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và nâng cao hiệu lực thực thi quy định của pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam./.

Cùng chuyên mục

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Đọc nhiều