Theo Công an TP Hà Nội, những năm gần đây, các giải chạy Marathon đã trở thành ngày hội thể thao dành cho các gia đình. Từ đó, nhiều phụ huynh mong muốn trẻ em có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên đăng ký giải chạy để giúp con trẻ rèn luyện. Lợi dụng tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy rồi, dẫn dụ phụ huynh đăng ký rồi tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vừa qua, chị T. (trú tại Hà Nội) có truy cập quảng cáo trên trang Facebook "KIDS RUN - Marathon" về giải chạy cho các bạn nhỏ từ 4 - 15 tuổi và gia đình. Trang Facebook này thường xuyên đăng tải bài viết về cơ cấu giải thưởng cuộc thi như: Toàn bộ chi phí quà tặng cho vận động viên xuất sắc sẽ được sử dụng để thêm vào chi phí cho chuyến đi từ thiện sau khi giải chạy kết thúc, là giải chạy vì đồng bào, chạy vì rừng xanh…
Trang Facebook giả mạo giải chạy.
Thấy đây là sân chơi hay, bổ ích cho con, chị T. đã nhắn tin đăng ký tham gia và được "Ban tổ chức" yêu cầu tham gia hoạt động khảo sát cho phụ huynh thì sẽ được tham gia xét duyệt chính thức vào nhóm hoạt động chung của phụ huynh để giao lưu, trao đổi. Khi vào nhóm, chị được một "phụ huynh" nhờ thực hiện nhiệm vụ để giúp các nhà tài trợ giải chạy đẩy lượt bán sản phẩm.
Sau 2 lần chuyển khoản với số tiền nhỏ 850 nghìn đồng và 3 triệu đồng, chị nhận lại được đủ số tiền. Khi số tiền tăng lên thì chị T. không nhận lại được và được các “phụ huynh rởm” trong nhóm nhắn tin hỏi và trao đổi “cũng không nhận lại được tiền nhưng sau khi thực hiện thêm nhiệm vụ, được nhận lại đủ số tiền của cả hai lần”.
Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chị T. yêu cầu các phụ huynh kia gửi ảnh căn cước. Do thấy ảnh căn cước đáng tin cậy, chị tiếp tục chuyển 7 lần với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Lúc này, chị không rút được tiền nên mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo sự việc.
Bị lừa 1 tỷ đồng vì đăng ký 'trại hè' qua mạng xã hội
Trước đó, vào hồi tháng 5/2024, chị M. (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè. Chị thấy xuất hiện nhiều fanpage với các nội dung quảng cáo tham gia "Học kỳ trong Quân Đội 2024". Các tài khoản này giới thiệu có kết nối các đơn vị Quân đội trên toàn quốc.
Nội dung quảng cáo nêu rõ, học viên tham gia được trải nghiệm môi trường đào tạo của lực lượng vũ trang; được hỗ trợ ăn uống, đồng phục và chứng nhận của các đơn vị Quân đội. Ở mục thông tin giới thiệu có thông tin địa điểm là trụ sở làm việc của các đơn vị Quân đội; đăng tải các hình ảnh, bài viết từ các trang chính thống của lực lượng Quân đội.
Đặc biệt, trên các fanpage này còn sử dụng hình ảnh hoạt động của lực lượng Quân đội để đăng tải trong các bài viết quảng cáo. Khi thấy chị M. có nhu cầu, đối tượng dẫn dụ nạn nhân cho số điện thoại và chuyển sang nhắn tin Zalo, Telegram.
Hình ảnh một số trang mạng xã hội lừa đảo.
Để tránh sự nghi ngờ của nạn nhân khi các thủ đoạn này đã được Công an TP Hà Nội và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nhiều, các đối tượng chuyển từ yêu cầu "thực hiện nhiệm vụ" sang yêu cầu "khảo sát”". Chị M. được yêu cầu thực hiện các “khảo sát” để đạt điểm tín nhiệm cao.
Tham gia "khảo sát 1" với số tiền hơn 3 triệu đồng, "khảo sát 2" với số tiền hơn 10 triệu đồng, chị M. đều được hoàn lại tiền và được trả phí khảo sát nhỏ. Khi tham gia "khảo sát 3" với số tiền 35 triệu đồng, chị M. không nhận lại được tiền.
Đến lúc này, các đối tượng lấy các lý do khác nhau để yêu cầu chị chuyển thêm tiền để lấy lại số tiền chưa được hoàn. Chỉ trong vòng 5 tiếng, chị M. đã thực hiện nhiều giao dịch chuyển tiền và bị các đối tượng chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.
Người dân cần thận trọng khi tham gia mạng xã hội
Từ thực tế trên, để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn trên. Khi muốn đăng ký cho con học những khóa trải nghiệm, kỹ năng, phụ huynh nên liên hệ hoặc gọi điện thoại đến các trường, đơn vị để hỏi, xác minh rõ ràng.
Việc đăng ký nên thực hiện trực tiếp thay vì trực tuyến, chuyển khoản. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền. Trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
(PLPT) - Ngày 20/5 tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ sở khoa học và thực trạng về chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội” đã được tổ chức bởi Viện nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN.
(PLPT) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Lễ chào cờ và bay đại kỳ Tổ quốc nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
(PLPT) - Giải chạy "Hành trình theo chân Bác - Vì an ninh Tổ quốc" năm 2025 đã diễn ra tại TP. Vinh (Nghệ An) vào rạng sáng 4/5, thu hút hàng nghìn vận động viên tham gia tranh tài trong không khí vô cùng náo nhiệt và đầy ý nghĩa.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024.
Việc ban hành Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn là rất cần thiết để kịp thời gian dự kiến vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5 tới.
(PLPT) - Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp các đơn vị xuất bản, phát hành trong và ngoài tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.
(PLPT) - Ngày 11/4, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo, đưa công dân sang làm việc tại nước ngoài, rồi sau đó bán cho các ổ nhóm tội phạm lừa đảo quốc tế tại các đặc khu Tam Giác Vàng.