Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Từ 01/10, CSGT toàn quốc thực hiện cao điểm xử lý học sinh vi phạm giao thông

Phương Thúy Thứ sáu, 27/09/2024 - 15:49

(PLPT) - Ngày 01/10/2024, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh.

Theo Cục CSGT, thời gian qua, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về TTATGT có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh.

Kế hoạch yêu cầu lực lượng CSGT toàn quốc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT đối với lứa tuổi học sinh THCS, THPT; phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển; các chủ phương tiện và phụ huynh chở các em học sinh vi phạm các quy định về vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt.

Trong quá trình TTKS, xử lý vi phạm kết hợp tuyên truyền, giáo dục, phối hợp áp dụng các chế tài xử lý linh hoạt, bảo đảm các quy định của pháp luật về quyền trẻ em, không gây bức xúc và làm ảnh hưởng đến tâm lý lứa tuổi học sinh. Đối với các trưởng hợp không chấp hành việc kiểm soát, cản trở chống đối người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm khác sẽ ghi nhận đầy đủ, rõ ràng để xử lý theo quy định.

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của phụ huynh và các em học sinh, bảo đảm giữ nghiêm kỷ cương của pháp luật và kéo giảm các vụ TNGT xảy ra đối với các em học sinh.

Trên lĩnh vực đường bộ tuần tra kiểm soát tại các tuyến giao thông chính trong đô thị, các tuyến đường liên thôn, liên xã, đường huyện, tỉnh, các tuyến quốc lộ; địa bàn gần khu trường học, khu vực có nhiều thanh, thiếu niên tụ tập vi phạm TTATGT. Tập trung vào các hành vi vi phạm như: điều khiển xe không có giấy phép lái xe; không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông; chạy dàn hàng ngang; đi ngược chiều; bấm còi, rú ga; điều khiển xe chạy một bánh trên xe hai bánh; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; lạch lách, đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép; giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện để điều khiển; các trường hợp học sinh, phụ huynh vi phạm dừng, đỗ xe sai quy định dưới lòng đường, trên hè phố, khu vực đường ngang gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông; kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn dùng để vận chuyển, đưa đón học sinh…

Trên lĩnh vực đường sắt tuần tra kiểm soát tại các điểm đường sắt giao nhau với đường bộ, khu vực trường học gần với đường sắt, các điểm vui chơi, giải trí gần với đường sắt. Tập trung xử lý các hành vi vi phạm như: vi phạm quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt, không chấp hành tín hiệu đèn ở đường ngang có lắp đặt đèn cảnh báo…

Trên lĩnh vực đường thuỷ nội địa tuần tra kiểm soát khu vực bến cảng, bến thuỷ, tuyến đường thuỷ thường xuyên chở học sinh đi học… Tập trung vào các hành vi vi phạm: đón trả khách không đúng quy định, chở quá số người, không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn (áo phao, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm cho học sinh), đưa phương tiện không đủ điều kiện vào hoạt động đưa đón học sinh, giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển; không mặc áo phao khi tham gia giao thông trên đường thuỷ; thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn…

Thời gian thực hiện cao điểm từ ngày 01/10/2024 đến hết ngày 31/10/2024.

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.