Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi điều khiển bị xử lý như thế nào?

Yến Nhi Thứ năm, 26/09/2024 - 11:44
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Hành vi điều khiển phương tiện giao thông nói chung và mô tô, xe gắn máy nói riêng khi chưa đủ tuổi và không có giấy phép lái xe là vi phạm pháp luật. Vậy, giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi điều khiển bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa.

Về xử phạt vi phạm hành chính, Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: "Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng)"; thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm này.

Điểm h Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: "Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 58; khoản 1, Điều 62 Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng)"; thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm này.

Trường hợp tài xế điều khiển xe con chưa đủ 18 tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển xe ô tô và chưa có giấy phép lái xe, thì người nào giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bởi theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông thì người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi (18 tuổi trở lên với các xe có tải trọng theo quy định), sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì cấu thành tội phạm này.

"Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng”.

Độ tuổi lái xe theo các loại phương tiện

Điều 60 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đối với mỗi phương tiện thì quy định về độ tuổi được điều khiển khác nhau. Cụ thể:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái:

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái:

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái:

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái:

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Trong ngày đầu thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với nhiều trường hợp học sinh THCS, THPT, phụ huynh học sinh...

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bãi bỏ 13 Thông tư trong lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong thi hành Luật Đất đai 2024.

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Từ 1/1/2025, thời gian làm việc của người lái xe phải bảo đảm theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo đó, tài xế lái xe kinh doanh vận tải không được lái xe quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi cảnh báo về việc xuất hiện các hình thức lừa đảo đặt phòng khách sạn du lịch.

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa xử phạt 2 doanh nghiệp vì phát tán tin nhắn rác.

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Từ vụ cô gái 9X lừa đảo, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng với chiêu trò huy động vốn đầu tư bất động sản, cùng điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến mà người dân dễ 'sập bẫy' nhất.

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Có đối tượng giả danh một nhà sư thường xuyên làm từ thiện để kêu gọi, quyên góp ủng hộ tiền. Nhóm đối tượng khác giả danh thầy tu để bán thuốc chữa bệnh xương khớp 'dỏm'.

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 3.700 phạm nhân có đủ điều kiện được hưởng đặc xá từ ngày 01/10. Đáng chú ý, cựu Bí thư TPHCM Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách được đặc xá đợt này.