Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Từ vụ làm giả sổ đỏ để lừa đảo 400 triệu đồng, hành vi làm giả sổ đỏ bị xử lý thế nào?

Yến Nhi Thứ sáu, 18/10/2024 - 19:27
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Lợi dụng lòng tin của người dân địa phương, một người ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã đặt mua sổ đỏ giả trên mạng, rồi đem cầm cố với giá 400 triệu đồng. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hành vi làm giả sổ đỏ? Mức xử phạt ra sao?

Ảnh minh họa.

Lên mạng đặt làm giả sổ đỏ rồi đem đi cầm 400 triệu đồng

Ngày 18/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng Đoàn Văn Tuyên (sinh năm 1996, thường trú xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) để điều tra về hành vi 'Làm giả và sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức' và 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.

Theo kết quả điều tra bước đầu, Tuyên đứng tên quyền sử dụng đất 1 thửa đất tại TP Phú Quốc. Tháng 4/2023, Tuyên ký công chứng ủy quyền toàn quyền sử dụng thửa đất trên cho ông N.A.T. (thường trú ở Hà Nội), để ông này cho vay 2 tỷ đồng (sổ đỏ ông T. giữ). Sau đó, Tuyên mất khả năng thanh toán tiền cho ông T..

Đến tháng 8/2023, do nợ tiền nhiều người, Tuyên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách lên mạng đặt làm giả sổ đỏ thửa đất trên với số tiền 20 triệu đồng.

Làm sổ đỏ giả xong, ngày 8/9/2023, Tuyên liên hệ với ông T.H.Q. (ngụ ấp Gành Gió, xã Cửa Dương, TP Phú Quốc) để cầm cố thửa đất trên cùng giấy CNQSDĐ giả, với số tiền là 400 triệu đồng.

Do trước đây biết Tuyên đứng tên sổ đỏ thửa đất trên, nên ông Q. đồng ý cầm cố, giữ sổ đỏ (giả) và không nghi ngờ. Nhận được tiền của ông Q., Tuyên lấy trả nợ, tiêu xài hết và bỏ trốn.

Hiện vụ việc đang được Công an TP Phú Quốc điều tra, mở rộng.

Hành vi làm giả sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

Mức xử phạt vi phạm hành chính hành vi làm giả sổ đỏ

Căn cứ theo Khoản 3 và khoản 5 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định liên quan đến giấy tờ và chứng từ trong việc sử dụng đất, cụ thể như sau:

- Xử phạt tiền: Đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong việc thực hiện các thủ tục hành chính hoặc các công việc liên quan đến đất đai mà chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt tiền được quy định từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này: Buộc phải nộp lại Giấy chứng nhận đã cấp và thực hiện lại thủ tục hành chính về đất đai theo quy định. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này: Hủy bỏ kết quả của các thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định.

Ngoài ra, Khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về áp dụng mức phạt tiền, quy định cụ thể như sau:

- Đối tượng áp dụng mức phạt tiền: Mức phạt tiền quy định trong Chương II của Nghị định này áp dụng cho các cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm hành chính.

- Các quy định cụ thể: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng cho các tổ chức.

Như vậy, đối với hành vi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả mà chưa đủ điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và giấy chứng nhận giả sẽ bị hủy bỏ.

Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự, mức phạt tiền sẽ gấp đôi so với mức phạt áp dụng cho cá nhân.

Làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a; điểm c khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Theo quy định trên, người nào có hành vi làm sổ đỏ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội sau:

Trường hợp 1: Làm sổ đỏ giả nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào có hành vi làm giả sổ đỏ nhằm mục đích gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội sau nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

- Tội cướp tài sản (Quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội cưỡng đoạt tài sản (Quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội cướp giật tài sản (Quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội trộm cắp tài sản (Quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp 2: Làm sổ đỏ giả nhằm mục đích làm giả giấy tờ

Người nào làm sổ đỏ giả thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  22 giờ trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều