Mất cọc 200 triệu do tin lời 'cò đất': Cảnh giác với thủ đoạn lừa đặt cọc đất ảo
Yến Nhi
Thứ sáu, 18/10/2024 - 10:20
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Một người phụ nữ ở Đà Nẵng mặc dù không sở hữu bất kỳ thửa đất nào trong diện giải tỏa đền bù nhưng vẫn tung tin rao bán đất để lừa đảo và chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng tiền đặt cọc.
Cơ quan CSĐT - Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thúy Hà (SN 1972, ngụ quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để điều tra về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', được quy định tại điều 174 Bộ Luật hình sự.
Theo điều tra, tháng 11/2022, Hà gọi điện, nhắn tin cho ông Nguyễn Văn Minh đang cần bán lô đất số 21, phân khu B2-08 Khu tái định cư Hòa Ninh 2.
Sau khi nói chuyện với bà Hà, ông Minh chuyển thông tin bán lô đất trên cho ông Đỗ Đình Trung.
Ngày 25/11/2022, ông Minh hẹn bà Hà gặp ông Trung, bà Hà nói lô đất nêu trên là của bà Hà đã có phiếu bố trí đất, còn toàn bộ hồ sơ giấy tờ nằm tại Ban giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang.
Ông Trung tin tưởng, đồng ý mua lô đất với giá 1 tỷ đồng và đặt cọc trước cho bà Hà số tiền 200 triệu đồng. Hai bên hẹn nhau đến ngày 25/2/2023 khi có sổ hồng sẽ đi công chứng, ông Trung sẽ giao số tiền 800 triệu đồng còn lại.
Tuy nhiên, cho đến nay, bà Hà không thực hiện việc chuyển nhượng lô đất nói trên cho ông Trung và cũng không hoàn trả số tiền đã nhận đặt cọc cho ông Trung.
Qua xác minh, Cơ quan điều tra xác định, lô đất nói trên đã được Ban giải tỏa mặt bằng huyện Hòa Vang bố trí cho ông Lương Văn Vinh, trú tại xã Hòa Ninh vào ngày 25/12/2023.
Tại cơ quan điều tra, Thúy Hà cũng khai nhận, bản thân Hà không có bất kỳ thửa đất nào thuộc diện giải tỏa đền bù để phục vụ bất kỳ dự án nào trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Hà chỉ tình cờ biết được số lô, thửa đất giải tỏa 21, phân khu B2-08 rồi... "nổ" là của mình nhằm mục đích lừa đảo đặt cọc rồi chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân.
Hiện vụ việc Công an huyện Hòa Vang đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Giả danh cán bộ lừa bán đất 'giá ngoại giao' để chiếm đoạt tiền
Một vụ việc lừa đảo với thủ đoạn tương tự, do có mối quan hệ xã hội với chị N.T.D., trú tại phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), mặc dù không có đất để bán nhưng Lê Văn Khánh (ở Thanh Hóa) đã đưa ra thông tin gian dối về việc bản thân là cán bộ Đội Quy tắc phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) và có mối quan hệ với các "lãnh đạo", có khả năng tác động mua bán đất và đã trúng đấu giá nhiều lô đất với "giá ngoại giao", "vị trí đẹp", "giá rẻ" ở các mặt bằng tại TP Thanh Hóa.
Để chị D. tin tưởng, Khánh đưa ra thông tin bản thân đang là chủ sở hữu lô đất đẹp đầu ve có diện tích 90 m2, tại mặt bằng quy hoạch 530, đường số 3, phố Hòa Bình, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) (mặt bằng không có thật) và 1 lô đất diện tích 150 m2 tại khu phố Nhân Hưng, phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn) (đất ruộng không được chuyển nhượng).
Khánh đề nghị bán cho chị D với giá rẻ hơn giá thị trường. Khi chị D. yêu cầu xem đất thì Khánh đã đưa chị D. đến khu vực phường Đông Hương, chỉ vị trí một lô đất trống giới thiệu là đất của Khánh, từ đó tạo sự tin tưởng để chị D. đưa tổng số tiền 500 triệu đồng đặt cọc mua bán các lô đất trên. Sau khi lấy được tiền, Lê Văn Khánh đã sử dụng chi tiêu cá nhân.
Ngày 22/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Khánh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trên thực tế, trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng các tài sản có giá trị lớn như đất đai, nhà ở, bên mua và bên bán thường sẽ tiến hành đặt cọc một khoản tiền nhất định do hai bên tự thỏa thuận. Nhiều cá nhân vẫn quá tin tưởng vào các hợp đồng đặt cọc mà "quên" kiểm tra tính xác thực của thông tin do các đối tượng lừa đảo đưa ra.
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, chủ động tìm hiểu kỹ các thông tin và tính pháp lý của thửa đất trước khi giao dịch đặt cọc tiền, tránh bị kẻ gian lợi dụng để lừa đảo.
Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần trình báo ngay và phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu chứng minh cho Cơ quan Công an để có biện pháp điều tra, xử lý kịp thời.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?