Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Lừa đảo tặng quà nhân dịp 20/10: Cục An toàn thông tin khuyến cáo cảnh giác chiêu trò lừa đảo 'tặng quà tri ân'

Yến Nhi Thứ sáu, 18/10/2024 - 11:29

(PLPT) - Nhiều đối tượng lợi dụng các dịp lễ, tết, đặc biệt là Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 sắp tới, để lừa đảo qua hình thức 'tặng quà tri ân'. Các đối tượng giả danh nhân viên sàn thương mại điện tử, yêu cầu khách hàng thực hiện nhiệm vụ, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Ảnh minh họa.

Giả danh thương hiệu lớn để lừa đảo người dân dịp 20/10

Mới đây, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cho biết, Công an thành phố Hà Nội đã ghi nhận trường hợp bà C. (SN 1964, trú tại quận Tây Hồ) thấy trên mạng xã hội Facebook quảng cáo nội dung "YODY Thời Trang Mọi Nhà" tặng quà 20/10 cho khách hàng.

Đối tượng lừa đảo đã hướng dẫn bà thực hiện một số nhiệm vụ để có cơ hội nhận tiền và các phần quà. Do cả tin, bà C. đã chuyển cho đối tượng khoảng 50 triệu đồng để làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, đối tượng lừa đảo tiếp tục yêu cầu nạn nhân chuyển thêm tiền để nhận được phần quà lớn hơn.

Chiều 24/9, bà C. đến ngân hàng VPBank (251 Thụy Khuê) để chuyển thêm 40 triệu đồng. Sau khi được cán bộ Công an phường và nhân viên ngân hàng thuyết phục, phân tích về thủ đoạn lừa đảo, bà C. đã dừng chuyển tiền cho các đối tượng.

Thủ đoạn chung của các đối tượng này là thông báo cho nạn nhân qua tin nhắn, email, hoặc cuộc gọi đã trúng thưởng giải thưởng lớn dù không hề tham gia bất kỳ chương trình nào.

Thêm vào đó, đối tượng sẽ lợi dụng tên tuổi của các tổ chức, công ty lớn để tạo lòng tin, như các nhãn hiệu điện thoại, xe hơi, hoặc các nhãn hàng nổi tiếng.

Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng, mật khẩu. Ngoài ra, đối tượng còn yêu cầu bạn chuyển khoản một khoản tiền (phí vận chuyển, thuế) để nhận giải thưởng.

Thậm chí, đối tượng còn thường tạo áp lực về thời gian, yêu cầu bạn phải hành động ngay lập tức nếu không sẽ mất phần thưởng.

Trong thời gian hoạt động kỷ niệm ngày 20/10 đang diễn ra sôi động, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo:

1. Người dân nên thận trọng và cảnh giác trước những tin nhắn, cuộc gọi thông báo trúng thưởng hoặc mời tham gia chương trình tri ân khách hàng miễn phí.

2. Chủ động tìm hiểu và kiểm tra, xác minh danh tính đối tượng bằng cách liên hệ qua các trang thông tin chính thống.

3. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các đối tượng lạ.

4. Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như số CCCD, số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.

5. Không truy cập vào các đường dẫn lạ.

6. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Chiêu trò 'tặng quà tri ân' để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Một vụ việc tương tự xảy ra tại Bình Định, Công an TP Quy Nhơn (Bình Định) cho biết lợi dụng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 sắp đến, nhiều người giả mạo hình ảnh, thương hiệu của các hãng thời trang lớn để lừa đảo.

Theo Công an TP Quy Nhơn, các đối tượng sử dụng chiêu trò "trúng thưởng", "tặng quà tri ân" cho khách hàng để dụ dỗ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân dưới các thủ đoạn tinh vi: tặng quà online miễn phí, mạo danh tuyển nhân sự, cộng tác viên tại nhà, tuyển người mẫu nhí.

Cụ thể, kẻ lừa đảo mạo danh các nhãn hàng thời trang tạo ra các fanpage, đăng bài kêu gọi khách hàng nhận quà online, tặng mẫu set đồ hoàn toàn miễn phí, chỉ tặng không bán.

Thông qua fanpage lừa đảo, mạo danh nhãn hàng thời trang, những người này mời gọi bị hại comment, nhắn tin để nhận quà.

Sau đó, bị hại sẽ bị điều hướng sang nhóm chat của ứng dụng Telegram hoặc Zalo để "làm nhiệm vụ" với nhiều gói nhiệm vụ hấp dẫn.

Để tăng niềm tin cho bị hại, nhiệm vụ đầu tiên không yêu cầu chuyển tiền, mà chỉ cần vào YouTube xem 1 video của nhãn hàng thời trang, chụp ảnh màn hình lại sau đó sẽ được nhận tiền "lì xì, hoa hồng".

Các nhiệm vụ sau đó sẽ yêu cầu bị hại chuyển tiền để nhận 10 - 30% hoa hồng. Nhưng sau khi bị hại chuyển tiền thì sẽ báo thực hiện sai cú pháp/thực hiện nhiệm vụ chậm, nên bị phạt thực hiện nhiệm vụ bổ sung để hoàn tiền.

Bên cạnh đó, kẻ lừa đảo mời bị hại tham gia đăng ký ứng tuyển với các vị trí công việc, cộng tác viên tại nhà… với mức lương cực kỳ thu hút.

Nạn nhân phải đặt cọc tiền để nhận hàng về nhà làm, nhưng thực tế không có hàng nào được gởi về. Bị hại sẽ bị mất tiền cọc, hoặc dẫn dụ tham gia nhóm Telegram làm nhiệm vụ, được 10% hoa hồng. Số tiền làm nhiệm vụ tăng dần lên. Khi bị hại chuyển tiền, sẽ không được trả lại.

Đối tượng giả danh nhân viên tuyển dụng của nhãn hàng thời trang mời ba mẹ đăng ký cho con ứng tuyển làm mẫu nhí cho hãng.

Sau đó chúng thực hiện các thủ đoạn: mời tham gia thử thách online qua các kênh chat riêng như Telegram, Zalo… và dụ dỗ phụ huynh chuyển tiền để được hưởng % hoa hồng cho mỗi sản phẩm mà bé quảng cáo, thực hiện.

Mời khách hàng ấn vào các đường link, các app mạo danh ngân hàng để lấy thông tin tài khoản, mã OTP và rút hết tiền trong tài khoản của khách hàng.

Để tăng lòng tin từ khách hàng, kẻ lừa đảo sẽ lấy các hình ảnh, thông tin, tên người đại diện theo pháp luật, trụ sở và mã số thuế của hãng thời trang.

Công an TP Quy Nhơn cảnh báo người dân: Cảnh giác với các cuộc gọi, lời mời kết bạn lạ. Kẻ giả mạo các hãng thời trang thường nắm rõ thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng và gọi điện trực tiếp cho bị hại để tạo sự tin tưởng; liên tục điện thoại hối thúc, giục bị hại kết bạn Zalo để gửi chương trình.

Khi bị hại đã kết bạn và đồng ý làm nhiệm vụ, chúng sẽ tạo các lý do hối thúc chuyển tiền ngay.

Công an khuyến cáo người dân không truy cập vào các fanpage, website không chính thống, kiểm tra kỹ thông tin các nick tự xưng là nhân viên của các hãng thời trang.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.