Luật Đất đai mới nhất 2024: Tên gọi chính xác của sổ đỏ, mã QR có giá trị thế nào?
Nhật Duy
Thứ sáu, 23/08/2024 - 08:12
(PLPT) - Theo Luật Đất đai mới, từ ngày 1/8/2024, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ có tên gọi khác.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ còn 2 trang, có mã QR code. (Ảnh: Bộ TNMT).
Theo Luật Đất đai 2024, sổ đỏ, sổ hồng có tên gọi chính xác là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".
20 năm qua, sổ đỏ ba lần
thay đổi tên gọi tương ứng với các lần sửa đổi Luật Đất đai. Cụ thể, từ ngày
10/12/2009 đến ngày 31/12/2023, sổ đỏ, sổ hồng sẽ có tên gọi chính xác là "Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" (Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, Luật Đất đai 2013).
Trước đó, sổ đỏ sổ
hồng có tên gọi là "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở" hoặc "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" (Theo Nghị định 60-CP ngày 05/7/1994, Nghị
định 90/2006/NĐ-CP, Nghị định 64-CP, Thông tư 346/1998/TT-TCĐC).
Theo Luật Đất đai 2024,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường
gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tài sản gắn liền với đất
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận về quyền
sử dụng đất, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện
theo quy định của luật này có giá trị pháp lý tương đương như giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại luật này.
Các sổ đỏ với tên gọi cũ,
được cấp trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, có giá trị tương đương sổ đỏ
mới và vẫn có giá trị pháp lý, không phải cấp đổi sang sổ mới. Người dân có nhu
cầu đổi sổ sẽ được cơ quan nhà nước đáp ứng.
Mẫu sổ đỏ mới thế nào?
Cách đọc mã vạch trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa).
Sổ đỏ mới được cấp theo mẫu
thống nhất trên cả nước do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) quy định.
Thông tư 10/2024/TT-BTNMT
ngày 31/7/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định mẫu Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được (Sổ hồng, Sổ đỏ).
Cụ thể, Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm một 1 tờ có 2
trang, in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, có kích thước 210x297
mm, có Quốc huy, Quốc hiệu, dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất”, số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02
chữ cái tiếng Việt và 08 chữ số, dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại
mã QR”, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và nội dung lưu ý đối với người được cấp
Giấy chứng nhận (được gọi là phôi Giấy chứng nhận).
Mẫu Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thể hiện các nội dung sau:
Trang 1 của Giấy chứng nhận
gồm:
+ Quốc huy,
+ Quốc hiệu;
+ Dòng chữ “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” in màu đỏ;
+ Mã QR;
+ Mã Giấy chứng nhận;
+ Mục “1. Người sử dụng đất,
chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:”;
+ Mục “2. Thông tin thửa
đất:”;
+ Mục “3. Thông tin tài sản
gắn liền với đất:”;
+ Địa danh, ngày tháng
năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận;
+ Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri);
+ Dòng chữ “Thông tin chi
tiết được thể hiện tại mã QR”;
Trang 2 của Giấy chứng nhận
gồm:
+ Mục “4. Sơ đồ thửa đất,
tài sản gắn liền với đất:”;
+ Mục “5. Ghi chú:”;
+ Mục “6. Những thay đổi
sau khi cấp Giấy chứng nhận:”; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý đối
với người được cấp Giấy chứng nhận;
Trước 20/10 hàng năm, lập
kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất.
Cơ quan có chức năng tham
mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh
lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm:
Xây dựng các yếu tố chống giả (đặc điểm bảo
an) trên phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất; tổ chức việc in ấn, phát hành phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường sử dụng ở địa phương;
Lập và quản lý, theo dõi phát hành phôi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở địa
phương;
Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm chỉ đạo việc lập và tổng hợp kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của địa phương gửi về
cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản
lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng
nhận trước ngày 31 tháng 10 hàng năm;
Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở địa
phương;
Hàng năm tổ chức tiêu hủy
phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,
Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng theo quy định của pháp luật về lưu
trữ;
Văn phòng đăng ký đất đai
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Lập kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gửi về Sở Tài nguyên và Môi
trường trước ngày 20 tháng 10 hằng năm;
Tiếp nhận, cấp phát, điều chuyển phôi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các cơ quan
thực hiện in Giấy chứng nhận theo quy định; quản lý, theo dõi việc nhận, cấp
phát, điều chuyển sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất đã phát hành về địa phương;
Thường xuyên tự kiểm tra việc quản lý, sử dụng
phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,
bảo đảm thống nhất giữa số lượng tiếp nhận và số lượng đang theo dõi, quản
lý;...
Ý nghĩa mã QR trong sổ đỏ mới
Mẫu sổ đỏ (cách gọi quen
thuộc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất) mới có 2 trang, thay vì 4 trang như hiện tại.
Theo Điều 14 của Thông tư
số 10/2024, mã QR sẽ được in trên sổ đỏ để lưu trữ và hiển thị các thông tin
chi tiết, cùng với các thông tin quản lý. Mã QR có kích thước 2cm x 2cm.
Thông tin phản hồi từ mã
QR có giá trị như thông tin trên sổ đỏ, thống nhất với thông tin trong cơ sở dữ
liệu đất đai hoặc thông tin ghi nhận trong hồ sơ địa chính đối với những nơi
chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Việc áp dụng mã QR trên sổ
đỏ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam. Mã QR sẽ được khởi
tạo và in trên cùng một hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai tại địa
phương và đã được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Mã QR sẽ được thể hiện ở
góc trên bên phải trang 1 của sổ đỏ khi in lần đầu. Đối với trường hợp có thay
đổi thông tin sau khi cấp sổ đỏ, mã QR sẽ được thể hiện ở góc bên phải của cột
“Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” tại mục 6 của trang 2 của sổ đỏ.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn
Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.
Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại Hà Nội.
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp mù mờ về Luật thậm chí còn không nắm rõ các kiến thức cơ bản trong các điều Luật, thông tư, hướng dẫn quy định về hành vi sản xuất, buôn bán, gian lận thương mại, quản lý mỹ phẩm. Điều này khiến cho quá trình vận hành doanh nghiệp dễ vướng vào vòng lao lý.