Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 quân nhân

Phương Thúy Thứ bảy, 19/10/2024 - 12:52

(PLPT) - Theo Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, 12 quân nhân bị xem xét kỷ luật vì có những vi phạm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Quân đội.

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét, tiến hành bỏ phiếu và thống nhất đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành kỷ luật đối với các quân nhân vi phạm.

Xem xét kỷ luật 12 quân nhân vi phạm

Ngày 18/10, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20, với sự chủ trì của Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã xem xét, cho ý kiến đề nghị xử lý kỷ luật đối với 12 quân nhân vi phạm.

Các ý kiến tại kỳ họp thống nhất đánh giá, những vi phạm là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Quân đội. 

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét, tiến hành bỏ phiếu và thống nhất đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành kỷ luật đối với các quân nhân vi phạm.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết đánh giá các ý kiến đóng góp tại kỳ họp chặt chẽ, khách quan, công tâm; phân tích rõ tính chất, mức độ từng lỗi vi phạm và bám sát các quy định của Đảng, của Quân đội.

Các hình thức đề nghị kỷ luật vừa nghiêm minh, vừa mang tính nhân văn và giáo dục đối với quân nhân vi phạm.

Đồng thời, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết yêu cầu Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tiếp thu ý kiến đóng góp tại kỳ họp; khẩn trương hoàn chỉnh các văn bản để báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét, tiến hành bỏ phiếu và thống nhất đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành kỷ luật đối với các quân nhân vi phạm.

Thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tiếp tục chủ động tham mưu cho Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.

Tăng cường nắm tình hình, phát hiện, kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư tố cáo, khiếu nại, góp phần giữ vững và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.

Cùng với xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết đề nghị tiếp tục làm tốt việc thông báo, tuyên truyền có tính giáo dục, cảnh tỉnh răn đe đến cán bộ, đảng viên cơ quan, đơn vị trong toàn quân để kịp thời rút kinh nghiệm, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết lưu ý, trong bối cảnh chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương cần thường xuyên nắm chắc tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát.

Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng, góp phần lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị tốt mọi mặt để bước vào Đại hội Đảng bộ các cấp.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?