Xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’
PV
Chủ nhật, 06/10/2024 - 08:15
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cả hệ thống chính trị, đồng bào, đồng chí, cộng đồng doanh nghiệp cả nước chung tay, chung sức xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát; thực hiện chủ trương lớn của Đảng là không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả
nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
Trước đó, ngày 13/4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh
Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong
trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm
2025”, phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước 5 năm so với Nghị quyết của Đảng đề
ra.
Tại chương trình này, đại diện các bộ ngành, địa
phương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã trao kinh phí ủng hộ cho các địa phương
còn khó khăn. Theo Ban Tổ chức, tổng số tiền huy động được khi kết thúc chương
trình là 5.932 tỷ đồng. Trong đó, 3.287 tỷ đồng được huy động trong chương
trình và 61 địa phương đã huy động được 2.645 tỷ đồng.
Phát biểu tại chương trình tối 5/10, Thủ tướng Phạm
Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 là năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản
Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); 50 năm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước; 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người
Anh hùng dân tộc vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới; tiến hành Đại hội Đảng các
cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Thủ tướng chia sẻ, nhân dân ta có câu “An cư lạc nghiệp”.
Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước rất rõ: Không hy sinh công bằng, tiến
bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng
đơn thuần; làm sao cho nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Thủ tướng nhấn mạnh, từ nay đến hết năm 2025 chỉ còn
khoảng 450 ngày đêm để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát;
khối lượng công việc rất nhiều, đòi hỏi chúng ta đã quyết tâm rồi thì phải quyết
tâm hơn nữa, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn nữa, đã cố gắng rồi thì phải cố
gắng hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì phải hiệu quả hơn nữa.
Thủ tướng kêu gọi cả hệ thống chính trị, đồng bào, đồng
chí, cộng đồng doanh nghiệp cả nước tiếp tục chung tay, chung sức, đồng lòng,
tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tinh thần “tương
thân, tương ái”, “ai có gì giúp nấy, ai có của giúp của, ai có công giúp công,
ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít”, thực hiện chủ trương lớn của Đảng là
không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, để nhanh
chóng hoàn thành mục tiêu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào, nhất là đồng
bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.
Đồng thời, Thủ tướng lưu ý trong quá trình thực hiện cần
tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong thực
hiện phong trào này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc
Dung cho biết, trong những năm qua, hơn 1,7 triệu căn đã được xây mới và sửa chữa
cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, qua rà soát cả nước còn
khoảng trên 400 nghìn căn nhà tạm, nhà dột nát, chưa đảm bảo “3 cứng” hoặc thiếu
hụt về chất lượng.
Theo Bộ trưởng, xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong
những nhiệm vụ đột phá và mang tính cách mạng, là một chủ trương lớn, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng và nhân văn sâu sắc theo tinh thần Nghị quyết số 42 của
Trung ương, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong chính sách
xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững của Liên Hợp Quốc. Đây là thời điểm có ý
nghĩa lịch sử, quan trọng để thực hiện chương trình này, là một dấu ấn đậm nét
tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa, thể hiện nghĩa đồng bào, tính nhân văn cao cả
của dân tộc Việt Nam.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.