Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Mạo danh nhân viên sàn thương mại điện tử để lừa đảo: Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Yến Nhi Thứ ba, 12/11/2024 - 10:53

(PLPT) - Hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo. Vậy, hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon để lừa đảo

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT mới đây cũng đã khuyến cáo tình trạng đối tượng mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon nhằm lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Theo đó, sàn thương mại điện tử Amazon đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Trước đó, vào cuối tháng 9/2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cũng có khuyến cáo doanh nghiệp và người dân nên cảnh giác với các thông tin sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo.

Các đối tượng đã cố tình sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Amazon Global Selling khiến doanh nghiệp và người dân hiểu đây là hoạt động của cục và Amazon Global Selling nhằm đưa các thông tin lừa đảo, dẫn dụ người dùng tham gia các hoạt động kinh doanh.

Cụ thể, sau khi liên hệ người hướng dẫn sẽ được tặng 20.000 đồng vào tài khoản; đăng ký mở thành công đại lý cửa hàng sẽ được thưởng 30.000 đồng thẻ cào điện thoại; sau khi đăng ký mở cửa hàng thành công, đơn hàng đầu tiên của cửa hàng sẽ nhận được 200.000 đồng tiền phụ giúp để hoàn thành đơn hàng từ hệ thống. Sau đó, các đối tượng lừa đảo sẽ trực tiếp chiết khấu và chuyển tiền vào tài khoản người tham gia, sau đó, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người tham gia để tiếp tục lôi kéo người thân tham gia cùng và gắn bó lâu dài với công việc.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) khuyến cáo các doanh nghiệp và người dân trong mọi tình huống nên thận trọng kiểm tra, xác minh thông tin trước khi các giao dịch chuyển khoản.

Đồng thời, doanh nghiệp và người dân nên kiểm tra tính xác thực của tất cả các website, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua chứng nhận "Đã thông báo Bộ Công thương".

Đặc biệt, người dân không nên truy cập đường dẫn lạ hoặc tải ứng dụng không rõ nguồn gốc, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác minh, xác thực đối tượng giao dịch.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Mạo danh thương hiệu lớn tạo khuyến mại giả để lừa đảo người dùng

Vào hồi cuối tháng 9, nhiều người dùng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam đã tiếp cận với quảng cáo giả mạo thương hiệu Samsung của fanpage "SamCenter Việt Nam", đăng tải nội dung khai trương cơ sở mới và thông tin chương trình ưu đãi - bán 5.000 tai nghe Buds 2 Pro với giá giảm tới 70% so với giá gốc.

Những ngày sau đó, cũng chính fanpage giả mạo nêu trên lại tiếp tục đăng tải thông tin "Được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, chỉ sau 2 giờ lượt bán đã chạm mốc 5.000 chiếc, chính thức phá kỷ lục của hãng từ trước đến nay", với mục đích dẫn dụ nhiều người dùng tham gia chương trình.

Chỉ rõ chương trình ưu đãi kể trên không có thật, do đối tượng mạo danh thương hiệu lớn tạo ra để lừa đảo người dùng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng lưu ý thêm: Fanpage giả mạo được thiết kế chuyên nghiệp, thậm chí các đối tượng còn tạo hàng loạt bình luận với nội dung "đã nhận được hàng" cùng đánh giá chất lượng sản phẩm dưới các bài đăng trên fanpage giả mạo nhằm tăng mức độ tin cậy với người dùng.

Điều đáng nói là, trường hợp các đối tượng xây dựng fanpage, website giả mạo và mạo danh các thương hiệu lớn tạo khuyến mại giả để lừa đảo như vụ việc cụ thể nêu trên không phải là trường hợp cá biệt, thậm chí là xuất hiện khá thường xuyên trên không gian mạng Việt Nam thời gian qua.

Cũng trong tháng 9, một số người dùng mạng xã hội đã nhận được tin nhắn nội dung "nhận quà từ Adidas nhân kỷ niệm 70 năm thành lập công ty" kèm theo đường link để người dùng đăng nhập.

Hay trong tháng 6, hàng loạt tin nhắn tương tự với nội dung mời tham gia "Quỹ phúc lợi Coca-Cola" để nhận quà, nhận thưởng từ đồng hồ Rolex nhân ngày thành lập... cũng được gửi tới nhiều người dùng mạng xã hội.

Bên cạnh đó, qua ghi nhận của Cục An toàn thông tin, lợi dụng tình hình thiên tai xảy ra tại các tỉnh phía Bắc thời gian vừa qua, các đối tượng lừa đảo không chỉ tung ra những chương trình khuyến mãi giả mạo, mà còn kêu gọi mua hàng để quyên góp từ thiện, từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cụ thể, các đối tượng tạo các trang web tương tự như của các thương hiệu nổi tiếng hoặc tổ chức từ thiện, cung cấp thông tin về các sản phẩm khuyến mãi để kêu gọi từ thiện.

Ngoài ra, đối tượng còn sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo, đăng bài quảng cáo các chương trình khuyến mãi, khuyến khích mọi người mua hàng và cam kết quyên góp một phần doanh thu cho người dân bị thiệt hại; song thực tế mục đích của các chương trình khuyến mãi này là để trục lợi.

Hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền được hiểu như thế nào?

Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ

Những hành vi sau đây là hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền:

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 11 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và kiểu dáng công nghiệp như sau:

"1. Đối với một trong những hành vi sau đây có mục đích kinh doanh và giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, phải chịu án phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

a) Bán, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp; chở, nhập khẩu, tàng trữ, hoặc trưng bày sản phẩm hoặc dịch vụ vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp;

b) Đặt hàng, giao việc, hoặc thuê người khác thực hiện những hành vi quy định tại Khoản a của Điều này.

...

16. Các biện pháp xử phạt bổ sung:

Án phạt bổ sung có thể bao gồm việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng.

17. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Yêu cầu loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy các sản phẩm hoặc dịch vụ vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp;

b) Yêu cầu tiêu hủy sản phẩm, phương tiện vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp, nếu việc loại bỏ yếu tố vi phạm không thực hiện được; tem, nhãn, bao bì, hoặc vật phẩm vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp;

c) Yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp được rút khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu sản phẩm hoặc dịch vụ này nhập khẩu trái phép;

d) Yêu cầu thay đổi tên doanh nghiệp và loại bỏ các yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với sản phẩm hoặc dịch vụ vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp;

đ) Yêu cầu trả lại mức lợi nhuận trái phép thu được từ việc vi phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc kiểu dáng công nghiệp."

Như vậy, hành vi "Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền" có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và có thể áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như đã nêu trên.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Bài viết nghiên cứu những hạn chế, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi, góp phần phòng, ngừa vi phạm của người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động dưới 16 tuổi.

“Sữa giả, thuốc giả, giá đỗ ngâm hóa chất” gây bức xúc xã hội

“Sữa giả, thuốc giả, giá đỗ ngâm hóa chất” gây bức xúc xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả và giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Thủ tướng yêu cầu giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.

Đổi mới toàn diện về xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới toàn diện về xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Ngày 30 tháng 4 năm 2025 - một ngày quan trọng của đất nước - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.