Cảnh báo thủ đoạn giả mạo đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm để lừa đảo
Khánh Huyền
Thứ hai, 07/10/2024 - 11:42
(PLPT) - Gần đây, xuất hiện các đối tượng lừa đảo đã sử dụng số điện thoại giả danh là lãnh đạo sở y tế, thanh tra sở y tế hoặc chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm gọi điện đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Thủ đoạn giả danh các đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi thông báo về thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo thông tin phản ánh từ một số Sở Y tế và báo chí, tại nhiều tỉnh/thành phố có hiện tượng giả mạo văn bản chỉ đạo của Sở Y tế (như thông báo, quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát) sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng số điện thoại giả danh là lãnh đạo sở y tế, thanh tra Sở Y tế hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm gọi điện đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành y tế quản lý yêu cầu đại diện cơ sở có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra; cho số điện thoại để cơ sở liên lạc.
Ảnh minh họa.
Các đối tượng này đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước để cắt ghép và gửi cho chủ cơ sở, đây là thủ đoạn lợi dụng cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để từ đó yêu cầu các chủ cơ sở nếu muốn không bị kiểm tra thì chuyển tiền để không bị kiểm tra với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước thực trạng trên, Cục An toàn Thực phẩm đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh và Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm: TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý về an toàn thực phẩm của tỉnh, huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thông tin đến cán bộ, nhân viên, các cơ quan truyền thông của tỉnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn biết được thủ đoạn nêu trên.
Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh phát hiện các văn bản nghi ngờ giả mạo (văn bản thường sai về thể thức, nội dung yêu cầu thanh tra, kiểm tra, hoặc văn bản cắt ghép, hoặc không đúng chức danh của người kí văn bản, chữ kí giả mạo... ) thông báo đến đường dây nóng của sở y tế, thanh tra sở y tế, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
Các đơn vị phối hợp với cơ quan công an để xử lý những trường hợp phát hiện sai phạm theo quy định của pháp luật.
Theo Cục An toàn Thực phẩm, đối với các tỉnh ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) đề nghị thông báo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ trong đó có nội dung yêu cầu tạm ngưng các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Liên tiếp các vụ giả danh Thanh tra Sở Y tế
Trước đó, ngày 26/9, Công an TPHCM cũng ghi nhận vụ việc một số đối tượng lừa đảo sử dụng phương thức công nghệ cao gọi điện thoại cho chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đề nghị kết bạn qua mạng xã hội Zalo.
Các cuộc gọi để thông báo có đoàn kiểm tra của Sở Y tế TPHCM sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở này liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đó, thủ đoạn của các đối tượng là liên lạc với chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bằng hình thức gọi điện thoại; sau đó yêu cầu kết bạn qua mạng xã hội zalo để thông báo có Đoàn kiểm tra của Sở Y tế TPHCM sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Sau khi kết bạn zalo, các đối tượng gửi một số hình ảnh có hình thức tương tự văn bản của cơ quan Nhà nước với nội dung giả mạo về việc Sở Y tế ban hành Quyết định và Thông báo thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TPHCM (các nội dung trong hình ảnh này có nhiều lỗi văn bản, sai chức danh người ký ban hành...).
Cơ quan Nhà nước, Cơ quan Công an… khi làm việc, xác minh, điều tra, thanh tra, kiểm tra… với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp, hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, cơ sở kinh doanh, thân nhân gia đình và người mà cơ quan muốn làm việc; tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số căn cước, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP...; không chuyển tiền cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Các hình thức mạo danh, lừa đảo phổ biến qua điện thoại
Hiện nay, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi. Theo Bộ Công an, những hình thức gọi điện thoại nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay bao gồm:
Một là, mạo danh là giáo viên, nhân viên y tế nhà trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh, báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu. Sau đó, các đối tượng yêu cầu người nhà phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản.
Hai là, giả danh cán bộ của các cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông… bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra. Các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang, buộc phải chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại.
Ba là, đối tượng lừa đảo giả danh người của các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí…) gọi điện, nhắn tin cho người dân thông báo rằng họ trúng thưởng phần quà, chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về.
Đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân muốn nhận phần thưởng đó phải mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền; hoặc điền các thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của các bị hại.
Bốn là, mạo danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G - 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại...
Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... từ đó chiếm đoạt tài sản.
(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).
(PLPT) - Sáng nay, ngày 11/6/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra Toạ đàm “Vai trò của tổ chức hành nghề Luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật quốc gia”
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn
Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.
Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.