Pháp luật quốc tế

Chính sách tiền tệ ở Mỹ, châu Âu sắp đảo chiều?

Thứ tư, 28/08/2024 - 06:14
Nghe audio
0:00

Lần đầu tiên, các ngân hàng trung ương của Mỹ, Anh và châu Âu cùng phát tín hiệu sẽ hạ lãi suất trong những tháng tới. Dù vậy, thị trường vẫn chưa rõ tốc độ nới lỏng tiền tệ nhanh đến mức nào trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động của những nền kinh tế này đang có những dấu hiệu đáng lo ngại.

Chính sách tiền tệ ở Mỹ, châu Âu sắp đảo chiều?- Ảnh 1.
Chính sách tiền tệ ở Mỹ, châu Âu sắp đảo chiều? (Ảnh minh họa)

Tại hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên ở Jackson Hole, bang Wyoming (Mỹ) trong tuần qua, các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), đều đưa ra những phát biểu cho thấy các ngân hàng này sẽ hạ lãi suất trong những tháng tới.

Điều này đã được kỳ vọng sẽ dẫn tới sự kết thúc của một kỷ nguyên thắt chặt chính sách tiền tệ và mở ra một chương mới cho nền kinh tế toàn cầu hậu COVID-19.

Bắt đầu làn sóng giảm lãi suất?

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết: "Đã đến lúc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ". Phát biểu này gửi đi tín hiệu gần như chắc chắn Fed sẽ hạ lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng 9 tới. Việc ấn định thời điểm bắt đầu nới lỏng tiền tệ của Fed sẽ giúp nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới yên tâm thực hiện kế hoạch giảm lãi suất.

Tại hội nghị Jackson Hole, các thành viên Hội đồng thống đốc ECB gồm Olli Rehn, Martins Kazaks, Boris Vujcic và Mario Centeno đều bày tỏ ủng hộ giảm lãi suất trong tháng tới sau khi hồi tháng 6, ECB lần đầu tiên hạ lãi suất kể từ năm 2019. Ông Olli Rehn mô tả, tình hình giảm tốc lạm phát ở khu vực đồng euro (Eurozone) đang đi đúng hướng. Trong khi đó, ông Mario Centeno đánh giá, với dữ liệu lạm phát và tăng trưởng suy yếu, quyết định hạ lãi suất thêm một lần nữa của ECB trong cuộc họp tháng tới là điều dễ dàng.

Chủ tịch Powell vẫn tỏ ra thận trọng khi không đưa ra quá nhiều chi tiết về kế hoạch sau tháng 9. Các dữ liệu kinh tế sắp công bố sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình chính sách tiền tệ thời gian tới.

Nghiên cứu mới được trình bày tại hội nghị Jackson Hole cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể đang đến gần điểm tới hạn, khi mà số lượng việc làm tiếp tục giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng nhanh hơn.

Tương tự, các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đang hướng về đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9, một phần là để giảm bớt áp lực giá cả nhưng cũng vì triển vọng tăng trưởng đang suy yếu đáng kể.

Thật vậy, Eurozone hầu như không tăng trưởng trong quý II/2024 khi Đức, đầu tàu kinh tế của khu vực, bị suy giảm; còn ngành sản xuất chế tạo vẫn trong tình trạng suy thoái sâu sắc và xuất khẩu đã chững lại, chủ yếu là do nhu cầu từ Trung Quốc vẫn yếu.

"Rủi ro tăng trưởng âm đối với khu vực Eurozone gần đây tăng lên, đã củng cố cơ sở để cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào tháng 9", ông Olli Rehn, thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho biết.

Trong khi đó, Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng bất động sản kéo dài, nợ tăng vọt và tâm lý tiêu dùng và kinh doanh đi xuống.

Tăng trưởng quý II thấp hơn dự báo đã khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải bất ngờ cắt giảm lãi suất vào tháng trước và làm tăng khả năng hạ dự báo tăng trưởng của IMF đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

"Trung Quốc là một nhân tố lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng yếu hơn ở Trung Quốc có tác động lan tỏa đến phần còn lại của thế giới", ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, nhận xét.

Cuộc đua giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương châu Á

Giới chuyên gia kinh tế từ lâu đã theo dõi xem liệu khi nào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ thực sự bắt đầu ở châu Á...

Cách đây hơn 1 tuần, Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) trở thành một trong số ít những ngân hàng trung ương đầu tiên ở khu vực châu Á (không bao gồm Trung Quốc) tiến hành cắt giảm lãi suất trước Fed.

Đối với các nhà kinh tế học, câu hỏi đặt ra bây giờ là ngân hàng trung ương châu Á nào sẽ hành động nối tiếp, Hàn Quốc, Indonesia hay Thái Lan?

Đây là đợt giảm lãi suất đầu tiên của Philippines sau gần 4 năm, khởi đầu cho sự dỡ bỏ tổng mức tăng lãi suất 4,5 điểm phần trăm mà BSP đã tiến hành trong các năm 2022-2023 để chống lạm phát tương tự như các ngân hàng trung ương khác trên thế giới. Động thái giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm về 6,25% của BSP đã khiến giới phân tích bất ngờ, bởi lạm phát gần đây ở Philippines đã tăng trở lại trên ngưỡng 4%.

Theo một báo cáo của Ngân hàng ING, ngoài Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và ngân hàng trung ương của một số nền kinh tế phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương như Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ), thì BSP là ngân hàng trung ương đầu tiên trong khu vực khởi động chu kỳ nới lỏng.

Đặc biệt, động thái này được cho là một bước đi "gan dạ" bởi diễn ra trước khi Fed được cho là sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 9/2024. Gần đây, một số ngân hàng trung ương khác trong khu vực, như Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBA), đã phát tín hiệu có thể giảm lãi suất trước Fed, nhưng rốt cục đều giữ nguyên lãi suất.

"Phản ứng tương đối bình tĩnh của thị trường với quyết định hạ lãi suất của Philippines có thể sẽ khuyến khích các ngân hàng trung ương khác trong khu vực cân nhắc hành động tương tự", Trưởng nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ING, ông Robert Carnell, viết trong một báo cáo.

Một ngày trước động thái của Philippines, RBNZ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Trước hai ngân hàng trung ương này, PBOC đã hạ hàng loạt lãi suất để vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang giảm tốc dưới áp lực từ tiêu dùng ảm đạm và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài.

Giới chuyên gia kinh tế từ lâu đã theo dõi xem liệu khi nào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ thực sự bắt đầu ở châu Á. Các số liệu kinh tế thiếu đồng nhất cho thấy tăng trưởng tại các nền kinh tế trong khu vực diễn ra không đều, trong khi sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu khiến cho triển vọng kinh tế khu vực này khó lường hơn. Nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực đã đối mặt với những lời kêu gọi về hạ lãi suất, trong bối cảnh lãi suất cao bắt đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, nhưng lạm phát ở một số nền kinh tế chưa thực sự giảm về tầm kiểm soát là một lý do khiến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở châu Á còn chần chừ.

Gần đây, khi khả năng Fed bắt đầu giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 đã trở nên chắc chắn hơn, các ngân hàng trung ương châu Á cũng phát tín hiệu sẽ tiến tới giảm lãi suất. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cho rằng mức độ thận trọng nhất định sẽ duy trì. "Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) sẽ là ngân hàng trung ương tiếp theo hạ lãi suất ở khu vực châu Á. Nhưng mối lo về nợ nần của các hộ gia đình gia tăng và giá nhà leo thang sẽ cản trở BOK hành động quyết liệt", nhà phân tích Denise Cheok của Moodys Analytics, nhận định. Tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 22/8/2024, BOK đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 3,5%, nhưng nhà kinh tế Juliana Lee của Deutsche Bank dự báo BOK sẽ hạ lãi suất vào tháng 10/2024.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) là một "ứng cử viên" khác cho việc giảm lãi suất trong năm nay, sau khi cơ quan này giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 2,5% trong cuộc họp vào hôm 21/8. Đối với Thái Lan, việc giảm lãi suất là một cách để kích thích nền kinh tế vốn dĩ đã tăng trưởng với tốc độ thấp hơn so với tiềm năng suốt từ đại dịch COVID-19, theo nhận định của Moody's Analytics. Môi trường lãi suất tương đối cao ở Thái Lan đã gây suy giảm tiêu dùng của khu vực tư nhân, giá tiêu dùng tăng yếu, và sự phục hồi của đồng baht là những yếu tố làm gia tăng khả năng cắt giảm lãi suất.

Số liệu công bố đầu tuần vừa rồi cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 của Thái Lan tăng tốc so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm tốc so với quý trước, và tăng trưởng diễn ra không đồng đều trong nền kinh tế.

Theo báo cáo từ Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NEDC), GDP của nước này tăng 2,3% trong quý 2/2024 so với cùng kỳ năm 2023, so với mức tăng 1,6% của quý 1/2024 và mức dự báo tăng 2,1% mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. So với quý trước, GDP của Thái Lan tăng 0,8% trong quý 2/2024, giảm so với mức tăng 1,2% của quý 1/2024 và mức dự báo tăng 0,9% mà giới chuyên gia đưa ra.

Moody's Analytics nhận định rằng nếu Fed hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 9, các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á sẽ có thêm niềm tin để khởi động việc hạ lãi suất. Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ theo Fed sẽ giúp duy trì ổn định khoảng cách lãi suất, giảm rủi ro mất giá đồng nội tệ và hỗ trợ cho những nền kinh tế như Hàn Quốc và Thái Lan, "nơi nhu cầu tiêu dùng nội địa đang là một vấn đề gây lo ngại", theo báo cáo của Moody's.

Cùng chuyên mục

TikTok đối mặt với thách thức pháp lý căng thẳng tại tòa án Mỹ

TikTok đối mặt với thách thức pháp lý căng thẳng tại tòa án Mỹ

Pháp luật quốc tế -  4 giờ trước

(PLPT) - Luật sư của TikTok và công ty ByteDance đã đối diện với những câu hỏi gay gắt từ tòa án phúc thẩm Mỹ vào ngày 16/9, trong nỗ lực ngăn chặn đạo luật cấm ứng dụng video ngắn này tại Mỹ. Vụ việc đang thu hút sự chú ý lớn khi ứng dụng TikTok, với hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ, đối mặt với nguy cơ bị cấm hoàn toàn vào tháng 1/2025.

Vụ ám sát hụt ông Trump tại Florida: FBI điều tra kế hoạch tinh vi

Vụ ám sát hụt ông Trump tại Florida: FBI điều tra kế hoạch tinh vi

Pháp luật quốc tế -  2 ngày trước

(PLPT) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra một âm mưu ám sát hụt nhằm vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân golf ở hạt Palm Beach, bang Florida. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về an ninh của ông Trump trong bối cảnh ông đang tái tranh cử vào năm 2024.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Những nhân vật “quyền lực” sau khoản tiền quyên góp

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Những nhân vật “quyền lực” sau khoản tiền quyên góp

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Mùa bầu cử Tổng thống Mỹ bước sang giai đoạn nước rút với sự so kè sít sao của 2 ứng viên Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald J. Trump. Khả năng vận động tài trợ được coi là một trong những yếu tố then chốt quyết định thắng lợi của các ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Mông Cổ giải thích vì sao không bắt Tổng thống Putin theo lệnh ICC

Mông Cổ giải thích vì sao không bắt Tổng thống Putin theo lệnh ICC

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

(PLPT) - Mông Cổ đã nêu rõ lý do không bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, giải thích rằng Ulaanbaatar duy trì chính sách trung lập và phụ thuộc các nước láng giềng về năng lượng.

Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua chính sách khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Phần Lan: Kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra

Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua chính sách khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Phần Lan: Kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Kỷ niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II: Khẳng định giá trị của hòa bình

Kỷ niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II: Khẳng định giá trị của hòa bình

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Theo Đài phát thanh Ba Lan, ngày 1-9, lễ tưởng niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II sẽ được tổ chức nhiều nơi ở Ba Lan, để nhắc nhở người dân Ba Lan và thế giới về giá trị của hòa bình.

Đối ngoại đảng và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng chính trị ở Ấn Độ

Đối ngoại đảng và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng chính trị ở Ấn Độ

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Trong những năm qua, công tác đối ngoại của Đảng ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, trên cơ sở không ngừng tăng cường quan hệ với các chính đảng trên thế giới cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trong đó có các đảng chính trị ở Ấn Độ.

Hội nhập trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á - Âu từ sau cuộc xung đột Nga - U-crai-na và tác động đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu

Hội nhập trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á - Âu từ sau cuộc xung đột Nga - U-crai-na và tác động đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Đọc nhiều