'Không nhất thiết phải xây dựng, thành lập trại giam riêng cho người chưa thành niên'
Nhật Duy
Thứ ba, 27/08/2024 - 16:44
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, góp ý về dự thảo luật Tư pháp người chưa thành niên, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho ý kiến về quy định xây dựng trại giam riêng dành cho người chưa thành niên.
Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Khắc Định cho biết, tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), Quốc hội đã xem
xét, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Ngay sau Kỳ họp thứ
7, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên
tục với cơ quan chủ trì soạn thảo là Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), các bộ,
ngành có liên quan; đã tổ chức 2 tọa đàm lấy ý kiến các cơ quan tư pháp tại
TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh (là 2 địa phương có số lượng án lớn về người chưa thành niên) để hoàn chỉnh dự thảo Luật.
“Tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024,
UBTVQH đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.
Sau phiên họp, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp với TANDTC và các cơ quan
có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách. Hồ sơ
gửi tới các đại biểu gồm có 6 loại tài liệu, với tổng cộng hơn 300 trang”, Phó
Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, UBTVQH
đánh giá các cơ quan đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhất là Chỉ thị số
28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị yêu cầu “Phát triển hệ thống tư pháp
thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Hồ sơ dự án Luật đã quán triệt nghiêm túc Kết luận
của UBTVQH; bám sát 06 nhóm chính sách lớn đã được TANDTC trình Quốc hội thông
qua; thể hiện rõ tính nhân văn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhấn mạnh đây là dự án Luật mới, thể hiện tính nhân
văn, nhân đạo sâu sắc đối với người chưa thành niên (NCTN) phạm tội, Phó Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách
tham gia đóng góp ý kiến vào 10 vấn đề lớn trong Báo cáo giải trình, tiếp thu,
chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên để nâng cao hơn nữa chất lượng
của dự án Luật này.
Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản đồng tình với dự thảo
Luật trình Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần này và Báo cáo giải trình,
tiếp thu của Ủy ban Tư pháp. Đồng thời đánh giá cao Ban soạn thảo vì dự thảo Luật
lần này đã được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện hơn so với dự thảo trình Quốc
hội tại Kỳ họp thứ 7.
'Không nhất thiết phải xây dựng, thành lập trại giam riêng'
Đề cập về điều kiện cơ sở vật chất của trại giam riêng
hoặc phân trại dành riêng cho NCTN trong trại giam quy định tại Điều 155, đại
biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, qua nghiên cứu Báo cáo
tiếp thu, giải trình dự thảo Luật, không nhất thiết phải xây dựng, thành lập trại
giam riêng.
“Vì dự thảo Luật hiện đã thống nhất xử lý chuyển hướng,
nghĩa là những NCTN phạm tội sẽ áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng chứ không ở
trong trại giam, NCTN phạm tội có thể ở trường giáo dưỡng…, trong khi số lượng
NCTN phạm tội không nhiều. Nếu xây dựng trại giam riêng thì rất tốn kém”, đại
biểu Phạm Văn Hòa phân tích.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, đối với
NCTN phạm tội cần được giam giữ riêng với những người trưởng thành, do đó cần
có phân trại dành riêng cho NCTN thì phù hợp hơn với điều kiện hiện nay, và
không nên xây dựng trại giam riêng.
Cùng quan điểm, đại biểu Trần Đình Gia - Đoàn ĐBQH tỉnh
Hà Tĩnh nhận thấy, dự thảo Luật quy định 2 mô hình là trại giam riêng hoặc phân
trại dành riêng cho NCTN trong trại giam. Điều này thể hiện chính sách nhân văn
tốt đẹp trong dự thảo Luật này.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Đình Gia cho rằng,
trong bối cảnh hiện nay, để xây dựng một trại giam riêng cho NCTN phạm tội là rất
khó khăn. “Chỉ có mấy trại giam trong cả nước, do đó, cự ly từ quê quán của
NCTN đến trại giam có thể rất xa. Trách nhiệm của gia đình trong thăm nuôi, phối
hợp để giáo dục NCTN phạm tội cũng rất khó khăn. Do đó, cần quan tâm những nội
dung này trong dự thảo Luật”, đại biểu nêu rõ.
Vì vậy, đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, trước mắt, cần
quan tâm đặc biệt đến phân trại dành riêng cho NCTN trong trại giam, như vậy sẽ
phù hợp với thực tiễn hơn. Và khi có điều kiện thì nên xây dựng trại giam riêng
cho NCTN.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng góp ý về phạm vi điều
chỉnh của Luật (bao gồm cả hình phạt và thủ tục tố tụng hình sự); về biện pháp
xử lý chuyển hướng giáo dục tại Trường giáo dưỡng; các trường hợp không được áp
dụng xử lý chuyển hướng; thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; quy định
04 loại hình phạt áp dụng với NCTN phạm tội (gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, tù có thời hạn); về mức phạt tù có thời hạn; về quy định phải
tách riêng vụ án đối với NCTN phạm tội…
Các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo rà soát các khái niệm,
thuật ngữ, làm rõ thêm phần giải thích từ ngữ để sử dụng thống nhất trong dự thảo
Luật.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Khắc Định cho biết, có 12 đại biểu phát biểu tại Hội nghị, đề nghị Thường
trực Ủy ban Tư pháp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao tiếp
thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật, giải trình đầy đủ ý kiến các vị đại biểu Quốc hội
để gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Quốc
hội, các cơ quan hữu quan.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị sau Hội
nghị này, Thường trực Ủy ban Tư pháp phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao tiếp
tục hoàn chỉnh một bước nữa. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chính thức có văn bản
tiếp thu, giải trình đầy đủ, thấu đáo ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình Quốc
hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.