Tầm nhìn - Chính sách

Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công

Phương Thúy - Minh Đức Thứ sáu, 23/08/2024 - 17:25
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Ngày 23/8, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công".

Trong bối cảnh triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 và căn cứ nhu cầu thực tiễn cần rà soát, tăng cường các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai, chống lãng phí, thất thoát và vi phạm trong sử dụng đất công, ngày 23/8/2024, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công” dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Văn Quyền - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và TS. Trần Công Phàn, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo.

Tham dự Hội thảo, lãnh đạo Ủy ban Pháp luật Quốc hội có ông Ngô Trung Thành - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban; Bộ Tài nguyên và Môi trường có ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai.

Dự Hội thảo còn có đại diện một số Ban, Bộ ngành Trung ương: Ban Nội chính TW; Ban Kinh tế TW; Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội; Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên - Môi trường; Thanh tra Chính phủ...

Hội thảo tập trung vào 3 phiên, với nhóm các vấn đề: Chính sách, pháp luật về sử dụng đất công hiện nay ở Việt Nam; Thực trạng, giải pháp trong quản lý và sử dụng đất công của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa; Thảo luận, trao đổi, hỏi đáp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt - nhấn mạnh: Nghị quyết 18-NQ/TW được kỳ vọng tạo ra những đột phá mạnh mẽ, tạo động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Nghị quyết định hướng nâng cao vai trò đại diện chủ sở hữu và năng lực quản lý của Nhà nước về đất đai; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà đầu tư và Nhà nước, trong đó người dân là trung tâm. Đồng thời Nghị quyết số 18-NQ/TW khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” và chỉ rõ tính tài sản của quyền sử dụng đất. Nghị quyết cũng định hướng mở rộng quyền tiếp cận đất đai đối với người dân và doanh nghiệp.v.v..

TS. Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - phát biểu khai mạc Hội thảo.

TS. Nguyễn Văn Quyền bày tỏ mong muốn các Đại biểu Quốc hội, nhà khoa học pháp lý và các chuyên gia tích cực tham gia trao đổi, thảo luận làm rõ những vướng mắc, bất cập và đề xuất các giải pháp tháo gỡ; Thực trạng các biện pháp xử lý đã thực hiện: kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đề xuất kiến nghị, giải pháp cụ thể.

Bất cập trong lĩnh vực quản lý đất đai giai đoạn vừa qua

Phó Chủ tịch thường trực - TS. Trần Công Phàn, Đại biểu Quốc hội khóa XV đã có Báo cáo phân tích nghiên cứu đánh giá quan trọng.

Đại biểu Quốc hội, TS. Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Báo cáo chỉ rõ: Trong những năm qua, công tác quản lý, sử dụng đất từng bước được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai vào phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai. Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được các địa phương triển khai thực hiện cơ bản theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, cơ bản bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Nhiều địa phương đã chú trọng, quyết liệt xử lý thu hồi được nhiều quỹ đất đã giao, cho doanh nghiệp thuê nhưng không thực hiện gây lãng phí hoặc vi phạm trong sử dụng đất đai.

Bên cạnh kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy rằng, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất một số nơi chưa nghiêm. Hiệu quả khai thác, sử dụng đất một số chỗ chưa cao, còn nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế, đã ảnh hưởng rất lớn trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn vừa qua, tạo nên những điểm nghẽn, gây lãng phí, thất thoát rất lớn các nguồn lực của quốc gia và toàn xã hội.

Việc thu hồi các dự án không triển khai thực hiện, chậm tiến độ, vi phạm quy định Luật Đất đai có nơi chưa được quan tâm, chú trọng theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư và nhiều văn bản pháp luật liên quan. Chưa có cơ chế hữu hiệu để xử lý các trường hợp này. Hàng nghìn dự án thuộc đối tượng nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, nhưng chưa quan tâm xử lý, thu hồi; tình hình thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai của cả nước từ khi ban hành Luật đất đai năm 2013 đến nay vẫn còn nhiều.

Theo Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn giám sát chuyên đề Quốc hội khóa XV “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” trích dẫn Báo cáo số 1557/BC-TTCP ngày 12/9/2022 của Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2016-2021 đã phát hiện vi phạm 63.200 ha đất, kiến nghị thu hồi 31.287 ha đất; trong đó kết quả thực hiện kết luận thanh tra đã thu hồi về cho nhà nước 3.931 ha trên tổng số 7.727 ha phải thu hồi, trong đó có đất công của các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là việc sử dụng đất tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư còn nhiều bất cập, sai phạm.

Bổ sung, hoàn thiện các quy định về hành vi bị nghiêm cấm

Tại Hội thảo, ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường - nêu rõ về việc Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung, hoàn thiện các quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai.

Ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường.

Theo ông Bình, Luật Đất đai là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật.

Sau gần 8 năm tổ chức thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, các quy định tại Luật Đất đai năm 2013 dần bộc lộ nhiều hạn chế như: quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn; nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững, việc sử dụng đất có nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nơi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư...

Trước thực tiễn nêu trên, Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng và ban hành, nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Luật Đất đai 2024 đã chuyển các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đặt ngay sau chương quy định về quyền và trách nhiệm của nhà nước, công dân đối với đất đai và nằm trước các quy định về quản lý hành chính nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi của người dân, coi nhân dân là gốc rẽ, là nền tảng, là trung tâm của chính sách.

Đáng chú ý, luật đã bổ sung, hoàn thiện các quy định về hành vi bị nghiêm cấm. Đối với cơ quan, người có thẩm quyền, ngoài nghiêm cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai, không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác... thì đã bổ sung nghiêm cấm đối với các hành vi: không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật; không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; và phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 còn làm rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai; phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; phân cấp thẩm quyền gắn với kiểm soát, giám sát việc thực hiện, đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; trách nhiệm và những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất…

Một số điểm vướng mắc cần nhận diện, khắc phục

Trình bày tham luận tại Hội thảo, GS.TS. Lê Hồng Hạnh - Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Hội Luật gia Việt Nam - cho rằng, nội hàm về đất công giữa Luật Đất đai 2024 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 vẫn còn một số điểm vướng mắc cần nhận diện, khắc phục.

GS.TS. Lê Hồng Hạnh - Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Hội Luật gia Việt Nam.

Theo GS.TS. Lê Hồng Hạnh, Luật Đất đai 2024 liên quan đến tài sản công, song hành với đó còn có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, tài sản công được định nghĩa bao gồm rất nhiều tài sản, trong đó có đất đai.

Các đơn vị sử dụng đất là tài sản công, gắn với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng tài sản công đó với 2 đạo luật nêu trên. Tuy nhiên, có những điểm bất cập nếu không giải thích cụ thể thì không thực hiện được.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 có đến 112 lần dùng đến khái niệm “đất”; trong khi đó Luật Đất đai năm 2024 chỉ có 20 lần đề cập đến “tài sản công”. Như vậy, việc quản lý, tài sản công hàm chứa nhiều khía cạnh liên quan đến đất đai hơn.

Vậy cần xác định nội hàm đất công là gì? Theo Giáo sư, đất công trong một số trường hợp là đất; ví dụ đất chưa khai thác ở một vùng nào đó và đưa vào quỹ đất chẳng hạn thì đó là đất công đúng nghĩa. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp là quyền sử dụng đất, vì tài sản ấy đã trao cho các pháp nhân công lập, khi ấy đất chuyển sang quyền sử dụng đất; ví dụ như đất khi giao cho nông trường rồi thì sẽ là quyền sử dụng đất thuộc tài sản của pháp nhân. Khi đã là quyền sử dụng đất thì pháp nhân sẽ có quyền định đoạt.

Giáo sư cũng dẫn chứng thêm một ví dụ về việc UBND tỉnh có quyền hu hồi đất là tài sản công. Nhưng nếu đất đó đang nằm trong quyền sở hữu của pháp nhân thì việc thu hồi không chỉ dựa vào Luật Đất đai mà còn phải tuân theo Luật Phá sản và các quy định pháp luật có liên quan.

Từ những căn cứ trên, Giáo sư cho rằng cần làm rõ nội hàm đất công, tài sản công. Nội dung này giữa Luật Đất đai năm 2024 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 vẫn còn một số điểm vướng mắc cần nhận diện, khắc phục.

Thúc đẩy hiệu quả thi hành Luật Đất đai 2024

Các tham luận, ý kiến tại hội thảo đã tập trung phân tích, làm rõ quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản pháp luật liên quan về chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất công trong đó có đất công của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Hội thảo đã phần nào cho thấy thực trạng, bất cập trong lĩnh vực quản lý đất đai thời gian vừa qua. Sự lãng phí, thất thoát không chỉ gây thiệt hại nguồn lực về tài chính, tài sản, thời gian, mà còn mất đi nhiều cơ hội và nguồn lực tổng hợp khác để xây dựng, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Các đề xuất về giải pháp chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được nhiều đại biểu nêu ra cơ bản có cở sở tiếp tục nghiên cứu, thúc đẩy.

Luật Đất đai 2024 với nhiều sửa đổi, bổ sung mới trong đó có việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất công của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói riêng chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất khu vực này.

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long nhận thêm nhiệm vụ mới

Tầm nhìn - Chính sách -  6 phút trước

(PLPT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 937/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thay đổi thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 11/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko.

Thủ tướng Chính phủ: Điều trực thăng hỗ trợ người dân vùng lũ lụt

Thủ tướng Chính phủ: Điều trực thăng hỗ trợ người dân vùng lũ lụt

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân và chuẩn bị phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà.

Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam tiếp xã giao Đoàn đại biểu Viện kiểm sát tối cao Cuba

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam tiếp xã giao Đoàn đại biểu Viện kiểm sát tối cao Cuba

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

Chiều 10/9/2024, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam tiếp xã giao Đoàn đại biểu Viện kiểm sát tối cao Cuba do đồng chí José Luis Reyes Blanco, Vụ trưởng Vụ Tố tụng hình sự Viện kiểm sát tối cao Cuba làm Trưởng đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Lời kêu gọi chung tay cứu trợ đồng bào miền Bắc chịu thảm họa do cơn bão Yagi gây ra

Lời kêu gọi chung tay cứu trợ đồng bào miền Bắc chịu thảm họa do cơn bão Yagi gây ra

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh miền Bắc. Giờ đây, hơn bao giờ hết, đồng bào miền Bắc cần sự chung tay giúp đỡ của cả nước. Mỗi đóng góp, dù nhỏ bé cũng sẽ là nguồn động viên to lớn, giúp đồng bào vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Tạp chí Pháp luật và Phát triển điện tử sẽ là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp 'phò chính, trừ tà'

Tạp chí Pháp luật và Phát triển điện tử sẽ là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp 'phò chính, trừ tà'

Tầm nhìn - Chính sách -  23 giờ trước

(PLPT) - Đó là khẳng định của GS.TS Lê Hồng Hạnh, Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, tại Lễ ra mắt phiên bản điện tử của tạp chí ngày 10/9.

Người hành nghề công tác xã hội phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề từ 01/01/2027

Người hành nghề công tác xã hội phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề từ 01/01/2027

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định người hành nghề công tác xã hội phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội từ ngày 01/01/2027.

Đọc nhiều