Luật đất đai mới nhất 2024: Bãi bỏ khung giá đất tạo thuận lợi thúc đẩy thị trường
Nhật Duy
Thứ năm, 15/08/2024 - 08:13
(PLPT) - Luật Đất đai năm 2024 đã bỏ khung giá đất và quy định bảng giá đất. Theo đó, bảng giá đất sẽ được xây dựng hàng năm và lần đầu được công bố, áp dụng từ ngày 01/01/2026.
Luật Đất đai số
31/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định nhiều điểm mới về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về việc xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch
trên sổ đỏ, về việc bỏ khung giá đất và áp dụng bảng giá đất mới.
Trước đó, Luật Đất đai
2013 quy định, khung giá đất là giá do Chính phủ quy định, ban hành định kỳ 5
năm một lần. Đây là cơ sở để ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ xây dựng
và công bố, áp dụng bảng giá đất ở từng địa phương.
Luật đất đai 2024: Bãi bỏ khung giá đất tạo thuận lợi thúc đẩy thị trường. (Ảnh minh họa)
Thể chế hóa Nghị quyết 18/NQ-TW 2022 và
trên cơ sở thống nhất giữa các cơ quan, Luật Đất đai 2024 đã bãi bỏ quy định về
khung giá đất và thực hiện xây dựng bảng giá đất hằng năm. Cụ thể, Điều 159
Luật Đất đai mới quy định, bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối
với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng
giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định Bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026.
Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng
từ ngày 01/01 của năm tiếp theo.
Trường hợp Bảng giá đất cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung trong năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quyết định.
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung
bảng giá đất. Trong quá trình thực hiện, cơ quan có chức năng quản lý đất đai
cấp tỉnh được thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất để xây dựng, điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung bảng giá đất.
Theo quy định tại Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 thì bảng giá đất
được áp dụng cho các trường hợp: Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận
quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của
hộ gia đình, cá nhân; Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất hằng năm, trừ trường hợp cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng
đất; Tính thuế sử dụng đất.
Tính thuế thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Tính lệ phí trong quản
lý, sử dụng đất đai; Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai; Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng
đất đai; Làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi công nhận quyền sử
dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân.
Tính giá khởi điểm để đấu
giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa
đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng;
Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền
sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp
bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.
Phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024
Tại khoản 5 Điều 158 Luật
Đất đai quy định 4 phương pháp định giá đất, gồm: Phương pháp so sánh, phương
pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Theo đó, phương pháp so
sánh được thực hiện bằng cách điều chỉnh mức giá của các thửa đất có cùng mục
đích sử dụng đất, tương đồng nhất định về các yếu tố có ảnh hưởng đến giá đất
đã chuyển nhượng trên thị trường, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà người
trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng đấu giá
thông qua việc phân tích, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất sau khi đã
loại trừ giá trị tài sản gắn liền với đất (nếu có) để xác định giá của thửa đất
cần định giá.
Phương pháp thu nhập được
thực hiện bằng cách lấy thu nhập ròng bình quân năm trên một diện tích đất chia
cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của loại tiền gửi bằng tiền Việt Nam
kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trên địa bàn cấp tỉnh của 03
năm liền kề tính đến hết quý gần nhất có số liệu trước thời điểm định giá.
Phương pháp thặng dư được
thực hiện bằng cách lấy tổng doanh thu phát triển ước tính trừ đi tổng chi phí
phát triển ước tính của thửa đất, khu đất trên cơ sở sử dụng đất có hiệu quả
cao nhất (hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, số tầng cao tối đa của công
trình) theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.