Phó thủ tướng đề xuất 4 chính sách khi sửa Luật Bảo hiểm y tế
Yến Nhi
Thứ sáu, 23/08/2024 - 06:04
(PLPT) - Chiều 22/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. (Ảnh: quochoi.vn)
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày tờ trình đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Theo đó, luật sửa đổi tập trung vào 4 chính sách gồm:
- Điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật liên quan.
- Điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn.
- Điều chỉnh các quy định về bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Phân bổ sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hiệu quả.
Ông Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép bổ sung dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV).
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ hơn về lý do chưa sửa đổi toàn diện luật này và lộ trình sửa đổi toàn diện để khắc phục toàn diện các hạn chế, vướng mắc.
Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ một số nội dung tại 4 nhóm chính sách. Trong đó lưu ý điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm đồng bộ với các quy định liên quan; có cơ chế bảo đảm để người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc được chuyển sang tham gia bảo hiểm tự nguyện trong trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị nghiên cứu sửa đổi quy định có liên quan để bảo đảm quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục bảo hiểm chi trả do bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế, không thể cung cấp cho người bệnh.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị đề xuất các giải pháp phù hợp liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở. Đối với việc phân bổ sử dụng quỹ, cần tiếp tục rà soát kỹ các nội dung về sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, đánh giá tác động kỹ lưỡng để đề xuất giải pháp phù hợp, khắc phục tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra.
Bảo đảm quyền lợi của người có thẻ Bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: quochoi.vn)
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, kịp thời khắc phục một số hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng bộ với các quy định có liên quan của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật cơ bản đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật BHVBQPPL. Tuy nhiên, một số tài liệu cần được tiếp tục hoàn thiện, như: Báo cáo tổng kết thực hiện Luật Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, có cơ chế bảo đảm để người lao động tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc được chuyển sang tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện trong trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục duy trì quyền lợi Bảo hiểm y tế của người lao động. cần cập nhật đến thời điểm trình (tháng 8/2024); Báo cáo đánh giá tác động chính sách cần bổ sung đánh giá tác động tài chính của một số chính sách đến quỹ Bảo hiểm y tế.
Về các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật, UBPL và Thường trực Ủy ban Xã hội (UBXH) nhận thấy, nội dung các chính sách cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.
Cụ thể, về Chính sách 1: Điều chỉnh đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan: UBPL và Thường trực UBXH cơ bản thống nhất với mục tiêu và nội dung của Chính sách này để bảo đảm đồng bộ về đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, đối với một số đối tượng dự kiến bổ sung vào nhóm tham gia theo hộ gia đình, như: người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật... thì chưa làm rõ được lý do bổ sung, chưa đánh giá tác động đầy đủ, nhất là điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách.
Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, có cơ chế bảo đảm để người lao động tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc được chuyển sang tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện trong trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục duy trì quyền lợi Bảo hiểm y tế của người lao động.
Về Chính sách 2: Điều chỉnh phạm vi quyền lợi Bảo hiểm y tế phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ Bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn: đối với đề xuất giao Chính phủ nghiên cứu, đánh giá tác động đầy đủ để quy định cụ thể việc mở rộng phạm vi quyền lợi Bảo hiểm y tế hoặc thiết kế gói quyền lợi Bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ khám chẩn đoán để điều trị ngăn ngừa sự tiến triển của một số bệnh, quyền lợi về sử dụng một số sản phẩm dinh dưỡng điều trị đặc thù: UBPL nhận thấy, do nội dung chính sách này mở rộng quyền lợi Bảo hiểm y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, sử dụng một số sản phẩm dinh dưỡng điều trị đặc thù nên nếu đã làm rõ, đánh giá tác động đầy đủ thì quy định cụ thể trong Luật phù hợp.
Tuy nhiên, đây là chính sách mới việc triển khai thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối quỹ Bảo hiểm y tế, cần cân nhắc thận trọng để bảo đảm tính khả thi. Do đó, đề nghị nghiên cứu quy định về nguyên tắc nội dung này trong Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Đối với đề xuất “giao Chính phủ quy định về Bảo hiểm y tế bổ sung khi đủ điều kiện”: Đây là vấn đề lớn, phức tạp, cần được đánh giá kỹ lưỡng, xác định rõ mối quan hệ với Bảo hiểm y tế thương mại, làm rõ cơ chế quản lý và hạch toán thu, chi trong tương quan với Bảo hiểm y tế cơ bản để làm căn cứ quy định chính sách. Do đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội dung này; trường hợp cần thiết đề nghị trước mắt quy định thực hiện thí điểm.
Đối với đề xuất hưởng 100% Bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến (cấp chuyên môn), chuyển giữa các cơ sở khám bệnh trong một số trường hợp đặc thù không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế: Đề nghị tiếp tục đánh giá bổ sung, làm rõ tác động chính sách để bảo đảm tính khả thi.
Ngoài ra, đề nghị nghiên cứu sửa đổi quy định có liên quan để bảo đảm quyền lợi của người có thẻ Bảo hiểm y tế trong trường hợp phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục Bảo hiểm y tế chi trả do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thiếu thuốc, vật tư y tế, không thể cung cấp cho người bệnh.
Về Chính sách 3: Điều chỉnh các quy định về Bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế: UBPL và Thường trực UBXH đề nghị bổ sung đánh giá kỹ lưỡng thêm về nội dung này và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay trong thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế để bảo đảm tính khả thi.
Về Chính sách 4: Phân bổ sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả: UBPL đề nghị tiếp tục rà soát kỹ các nội dung về sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, đánh giá tác động kỹ lưỡng để đề xuất giải pháp phù hợp, khắc phục tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm y tế thời gian qua.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.