Tầm nhìn - Chính sách

Ông Trần Hồng Thái làm Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Yến Nhi Thứ sáu, 23/08/2024 - 12:19

(PLPT) - Ngày 23/8, Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã bầu ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, làm Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng 23/8, tại Tỉnh ủy Lâm Đồng, Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Theo đó, ông Trần Hồng Thái thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, được điều động và chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng thời, ông Thái được giới thiệu để HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Trần Hồng Thái được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Cùng ngày, HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X tổ chức Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp chuyên đề. Tại kỳ họp, ông K'Mák - Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng - đã có tờ trình giới thiệu ông Trần Hồng Thái - Phó bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh bầu giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026.

Các đại biểu tiến hành bỏ phiếu kín, thống nhất bầu ông Trần Hồng Thái, Phó bí thư Tỉnh ủy, giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026 với số phiếu 53/54.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Hồng Thái cảm ơn sự đón nhận của tỉnh Lâm Đồng. Ông hứa sẽ giữ vững các nguyên tắc của Đảng; nỗ lực, tận tâm, tận lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất, sớm nắm bắt tình hình thực tế của tỉnh, sâu sát với cơ sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ông Thái nói, ngay sau khi nhận nhiệm vụ, ông sẽ nghiên cứu kỹ các Nghị quyết của tỉnh Lâm Đồng để bắt tay ngay vào công việc; phối hợp với bộ máy chính quyền địa phương hoàn thành nhiệm vụ, đưa Lâm Đồng phát triển.

Ông Nguyễn Thái Học, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, cho biết rất vui mừng vì sau hơn 8 tháng tỉnh Lâm Đồng mới kiện toàn được bộ máy. Tỉnh Lâm Đồng đón nhận ông Phạm Hồng Thái là đón nhận sự kỳ vọng của Ban Bí thư dành cho tỉnh.

"Tôi kỳ vọng tỉnh Lâm Đồng sẽ đoàn kết vượt qua khó khăn, phát triển tỉnh Lâm Đồng tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân", ông Học nói.

Ông Trần Hồng Thái 50 tuổi, quê tại Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Trần Hồng Thái tốt nghiệp đại học tại Nga, bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Trái đất và Toán học tại Đại học Tổng hợp Heidelberg (Liên bang Đức).

Trước khi được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Trần Hồng Thái từng giữ nhiều chức vụ: Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia (Khi Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đổi thành Tổng cục Khí tượng thủy văn, ông Thái giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng; Phó Chủ tịch Ủy ban Bão quốc tế (WMO/UNESCAP Typhoon Committee); Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội; Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Quyền Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II Châu Á (RAII) và Thứ trưởng Bộ KH&CN cho đến nay.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.