Luật đất đai mới nhất 2024: Chi tiết 4 phương pháp định giá đất
Nhật Duy
Thứ sáu, 16/08/2024 - 08:12
(PLPT) - Luật Đất đai năm 2024 quy định có 4 phương pháp định giá đất bao gồm: Phương pháp so sánh; Phương pháp thu nhập; Phương pháp thặng dư; Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Luật Đất đai số 31/2024/QH15
có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định nhiều điểm mới về việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, về việc xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch trên sổ
đỏ, về việc bỏ khung giá đất và áp dụng bảng giá đất mới.
Theo Khoản 5 Điều 158 Luật Đất
đai 2024, phương pháp định giá đất bao gồm: Phương pháp so sánh; Phương pháp thu
nhập; Phương pháp thặng dư; Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Ngoài ra, chính
phủ quy định phương pháp định giá đất khác ngoài 4 phương pháp trên sau khi được
sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Luật Đất đai 2024 quy định có 4 phương pháp định giá đất. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)
Phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024
Theo đó, phương pháp so sánh được thực hiện bằng
cách điều chỉnh mức giá của các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất, tương đồng
nhất định về các yếu tố có ảnh hưởng đến giá đất đã chuyển nhượng trên thị trường,
đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ
tài chính theo quyết định trúng đấu giá thông qua việc phân tích, so sánh các yếu
tố ảnh hưởng đến giá đất sau khi đã loại trừ giá trị tài sản gắn liền với đất
(nếu có) để xác định giá của thửa đất cần định giá.
Phương pháp thu nhập được thực hiện bằng cách lấy thu nhập
ròng bình quân năm trên một diện tích đất chia cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm
bình quân của loại tiền gửi bằng tiền Việt Nam kỳ hạn 12 tháng tại các ngân
hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết trên địa bàn cấp tỉnh của 03 năm liền kề tính đến hết quý gần
nhất có số liệu trước thời điểm định giá.
Phương pháp thặng dư được thực hiện bằng cách lấy tổng doanh
thu phát triển ước tính trừ đi tổng chi phí phát triển ước tính của thửa đất,
khu đất trên cơ sở sử dụng đất có hiệu quả cao nhất (hệ số sử dụng đất, mật độ
xây dựng, số tầng cao tối đa của công trình) theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phương
pháp hệ số điều chỉnh giá đất được thực hiện bằng cách lấy
giá đất trong bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất. Hệ số điều chỉnh
giá đất được xác định thông qua việc so sánh giá đất trong bảng giá đất với giá
đất thị trường.
Chính phủ quy định phương
pháp định giá đất khác ngoài 4 phương pháp trên sau khi được sự đồng ý của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
Điều kiện áp dụng 4 phương pháp định giá đất
Thứ nhất: Phương pháp so
sánh được áp dụng để định giá đối với trường hợp có tối thiểu 03 thửa đất có
cùng mục đích sử dụng đất, tương đồng nhất định về các yếu tố ảnh hưởng đến giá
đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà người
trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng đấu giá
(sau đây gọi là thửa đất so sánh), trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c
và d khoản 4 Điều này.
Thứ hai: Phương pháp thu
nhập được áp dụng để định giá đối với trường hợp thửa đất, khu đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mà thửa đất, khu đất cần định giá không
đủ điều kiện áp dụng phương pháp so sánh nhưng xác định được các khoản thu nhập,
chi phí từ việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định
giá, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
Thứ ba: Phương pháp thặng
dư được áp dụng để định giá đối với trường hợp thửa đất, khu đất để thực hiện dự
án đầu tư không đủ điều kiện áp dụng phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập
nhưng ước tính được tổng doanh thu phát triển và tổng chi phí phát triển của dự
án, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
Thứ tư: Phương pháp hệ số
điều chỉnh giá đất được áp dụng để xác định giá đất đối với thửa đất, khu đất
đã được quy định trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định
tại điểm a khoản 4 Điều 114 và khoản 3 Điều 189 Luật Đất đai;
b) Tính tiền thuê đất trả
tiền hàng năm khi Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền
sử dụng đất;
c) Tính giá khởi điểm để
đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp
thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng;
d) Xác định giá đất của
thửa đất, khu đất cần định giá mà tổng giá trị tính theo giá đất trong bảng giá
đất đối với diện tích phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dưới 30 tỷ đồng
đối với các thành phố trực thuộc trung ương, dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh
miền núi, vùng cao, dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại trong các trường hợp
sau:
Các trường hợp quy định tại
điểm b và điểm d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 Luật Đất đai;
Tính tiền thuê đất trả tiền
một lần cho cả thời gian thuê khi Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức
đấu giá quyền sử dụng đất.
đ) Tính tiền bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi nhiều thửa đất liền kề
nhau, có cùng mục đích sử dụng mà không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so
sánh.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.
Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.
Trả lời câu hỏi chất vấn của một số ĐBQH liên quan đến chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Thắng cho biết, Bộ đang chuẩn bị đồng bộ các biện pháp hỗ trợ về pháp lý và công nghệ tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện cách thu thuế mới đối với
Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).