Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Yến Nhi Thứ ba, 30/07/2024 - 10:53

(PLPT) - Ban hành Thông tư quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành ngân hàng là cần thiết và cấp thiết để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, đặc biệt trong việc kết nối và xử lý dữ liệu của khách hàng một cách an toàn.

Tạo lập cơ sở pháp lý để triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng- Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Ngân hàng nhà nước cho biết, ngành Ngân hàng Việt Nam đã tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 phục vụ chuyển đổi số từ khá sớm.

Một trong những công nghệ đột phá gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 là kết nối chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), công nghệ này đã được một số ngân hàng Việt Nam nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào hoạt động thanh toán, nhận biết khách hàng điện tử, cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo.

Cụ thể, mỗi một ngân hàng sử dụng một tiêu chuẩn API, tiêu chuẩn an ninh bảo mật khác nhau dẫn đến thị trường bị phân mảnh, việc hợp tác của các công ty Fintech với các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi cung cấp dịch vụ ra thị trường tốn nhiều nguồn lực, thời gian, chi phí để chỉnh sửa phần mềm phù hợp với tiêu chuẩn Open API của từng ngân hàng.

Hiện nay chưa có chuẩn chung về hệ thống công nghệ thông tin, lưu trữ thông tin, bảo mật, kết nối…, hành lang pháp lý, chưa có quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và lộ trình triển khai ứng dụng mở - Open API trong ngành Ngân hàng.

Do đó, việc ban hành Thông tư quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành ngân hàng là cần thiết và cấp thiết để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, đặc biệt trong việc kết nối và xử lý dữ liệu của khách hàng một cách an toàn, tạo ra những sản phẩm dịch vụ sáng tạo mới đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.

Dự thảo Thông tư được xây dựng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu tạo lập cơ sở pháp lý để thúc đẩy thực hiện các hoạt động ngân hàng qua phương tiện điện tử; cho phép các bên thứ ba truy cập thuận tiện và an toàn dữ liệu của khách hàng khi được sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Fintech cung cấp các dịch vụ sáng tạo mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để theo kịp với sự phát triển trên toàn thế giới về cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Dự thảo Thông tư gồm 03 Chương, 13 Điều và 02 Phụ lục với nội dung cơ bản là quy định Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật khi triển khai Open API; Danh mục hàm API chi tiết; Quy chế khai thác chia sẻ dữ liệu; Lộ trình triển khai; Quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu qua Open API và điều khoản thi hành.

Cụ thể, nguyên tắc cung cấp Open API là ngân hàng phải sẵn sàng cung cấp Open API cho bên thứ ba để thực hiện kết nối và xử lý dữ liệu. Việc cung cấp Open API tuân thủ theo danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật và theo danh mục hàm Open API đính kèm Thông tư.

Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật gồm tiêu chuẩn về kiến trúc, tiêu chuẩn về dữ liệu và tiêu chuẩn về an toàn thông tin.

Danh mục hàm Open API tối thiểu gồm các hàm Open API cho phép truy vấn thông tin mà ngân hàng phải công bố, công khai theo quy định của pháp luật; các hàm Open API cho phép truy vấn thông tin của khách hàng khi được sự chấp thuận của khách hàng; các hàm Open API cho phép khởi tạo lệnh thanh toán, chuyển tiền. Ngoài danh mục các hàm Open API nêu trên, ngân hàng có thể cung cấp thêm các hàm Open API theo nhu cầu thực tế...

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.