Ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 - 7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.
Tiễn đoàn tại sân bay về phía Pháp có: Lãnh đạo vùng Orly; đại diện Cục Lễ tân, Bộ Ngoại Pháp. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và Phu nhân; Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Đại diện Thường trú của Việt Nam bên cạnh UNESCO tại Pháp và đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
Tham gia Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ đón chính thức do Tổng thống Pháp và Tổng Thư ký Pháp ngữ chủ trì chào mừng các trưởng đoàn tham dự hội nghị; tham dự Phiên khai mạc, phiên toàn thể về chủ đề "Sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp; Diễn đàn doanh nghiệp pháp ngữ về đổi mới sáng tạo, Lễ trao giải thưởng Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ cho doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu; gặp gỡ nhóm trí thức người Việt tiêu biểu của các nước trong cộng đồng Pháp ngữ; gặp gỡ nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan thường trú tại Pháp, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng có các cuộc gặp, tiếp một số lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài...
Tại phiên bế mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ thành viên Pháp ngữ đã nhất trí thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Tuyên bố chung Villers-Cotterêts, Nghị quyết về tình hình chính trị và củng cố hòa bình trong không gian Pháp ngữ, Tuyên bố về đoàn kết với Liban. Hội nghị cũng đã nhất trí đồng ý Ghana và Cộng hòa Cyprus trở thành thành viên chính thức, đưa số thành viên của OIF lên 93 thành viên; kết nạp Angola, Chile, vùng Nouvelle-Écosse (Canada), Polynesia thuộc Pháp và vùng Sarre (Đức) làm quan sát viên.
Hội nghị quyết định việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ lần thứ 46 tại Côte d’Ivoire vào năm 2025 và Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 20 tại Campuchia vào năm 2026. Sau Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1997, đây sẽ là lần thứ 2 Hội nghị cấp cao được tổ chức tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong thời gian thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự Lễ đón chính thức; gặp gỡ báo chí, hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron; hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp; tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp, Hội hữu nghị Pháp - Việt Nam; thăm trụ sở và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO. Trong dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến đặt hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Montreuil; dự lễ khánh thành biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh; gặp Thị trưởng thành phố Le Havre...
Lãnh đạo hai nước nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới. Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị trước những thách thức quốc tế; tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, cũng như quan hệ đối tác kinh tế, hợp tác vì phát triển bền vững và tự cường; đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.