Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.
Phát biểu khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh, sự gắn kết đặc biệt giữa các quốc gia cùng sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Pháp, khẳng định cộng đồng Pháp ngữ cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác để tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ của văn hóa, giao thương và đổi mới sáng tạo. Tổng thống Pháp cũng khẳng định giá trị nền tảng của cộng đồng Pháp ngữ là đoàn kết, chia sẻ, công nhận sự đa dạng văn hoá và ngôn ngữ cũng như tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, thúc đẩy hoà bình và thịnh vượng.
Tổng thống Pháp, Thủ tướng Tunisia đều đánh giá cao những đóng góp của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đối với các tiến trình toàn cầu, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai vừa diễn ra tại New York.
Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo khẳng định, cộng đồng Pháp ngữ, với các thành viên đến từ nhiều châu lục, đã và đang ngày càng trưởng thành, đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, đối thoại, củng cố hoà bình và ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Tổng Thư ký nhấn mạnh, OIF sẽ tiếp tục cải tổ để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của tình hình hiện nay, trong đó đặt trọng tâm vào chuyển đổi số, phát triển bền vững, hỗ trợ các chương trình cho phụ nữ và thanh niên, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa giảng dạy tiếng Pháp, khởi nghiệp bằng tiếng Pháp.
Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự tiệc chiêu đãi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron; phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech); chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Cộng hòa Benin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dự kiến ngày 5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.
Nhân dịp tham dự hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng sẽ gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo cấp cao của nhiều nước và tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác ngoại giao, chính trị, kinh tế, thương mại… song phương và đa phương.
Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra trong hai ngày 4-5/10/2024 tại Pháp. Sau 33 năm, hội nghị được tổ chức tại Pháp. Phiên khai mạc được tổ chức tại lâu đài Villers-Cotterêts, địa điểm lịch sử nơi Sắc lệnh đầu tiên công nhận tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức được ký năm 1539.
Trong khuôn khổ hội nghị diễn ra nhiều hoạt động, nổi bật là Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới và sáng tạo - FrancoTech, Làng văn hòa Pháp ngữ và Liên hoan nghệ thuật Pháp ngữ.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.