Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Ngành thanh tra phát hiện 35 người tham nhũng trong 9 tháng đầu năm 2024

Yến Nhi Thứ năm, 17/10/2024 - 09:53

(PLPT) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành thanh tra đã phát hiện 25 vụ việc, 35 người liên quan đến tham nhũng. Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. (Ảnh: Quốc hội)

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa có báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội về kết quả thực hiện một số nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Số liệu cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, ngành Thanh tra đã triển khai 5.675 cuộc thanh tra hành chính và gần 74.200 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế gần 106.700 tỷ đồng, gần 300 ha đất.

Ngành thanh tra chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ các cuộc thanh tra, nhất là thanh tra đột xuất về cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại các địa phương cung cấp cho các dự án giao thông quan trọng quốc gia; thanh tra chuyên đề trách nhiệm công vụ, thanh tra trái phiếu, thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng…

Qua thanh tra, cơ quan có thẩm quyền đã chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong việc ban hành chính sách, pháp luật. Các cơ quan cũng đã phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo khách quan, chính xác, đúng pháp luật.

Các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi 71.155 tỷ đồng và 25 ha đất, đồng thời kiến nghị xem xét, xử lý hành chính gần 1.400 tập thể và hơn 5.500 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 154 vụ, 125 đối tượng.

Toàn ngành Thanh tra đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hơn 5.800 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra. Từ đôn đốc, các cơ quan chức năng thu hồi 845 tỷ đồng, 18 ha đất; xử lý hành chính 1.366 tổ chức, 5.250 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 88 vụ, 115 đối tượng; khởi tố 21 vụ, 26 đối tượng.

Trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra 3.455 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, qua đó phát hiện 267 đơn vị vi phạm.

Việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại hơn 3.700 cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng được kiểm tra, qua đó xử lý 30 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Để phòng ngừa tham nhũng, các cơ quan đã chuyển đổi vị trí công tác với hơn 12.000 cán bộ, công chức, viên chức; xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập với hơn 3.200 người. Trong đó, có 2 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Đáng chú ý, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã phát hiện 25 vụ việc, 35 người liên quan đến tham nhũng. Trong đó, qua kiểm tra nội bộ phát hiện 8 vụ, 10 người; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 12 vụ, 20 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 5 vụ, 5 người liên quan đến tham nhũng.

Đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.

Ngành Thanh tra cũng sẽ đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng và đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.

Ngoài ra, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh sẽ tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao...

Ngoài ra, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong cho biết sẽ tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên phạm vi cả nước và từng bộ, ngành, địa phương; tiếp tục xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.