Tầm nhìn - Chính sách

Đắk Nông: Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm

Phương Thúy Thứ năm, 17/10/2024 - 06:09
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, trong những năm qua, tỉnh Đắk Nông luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long. (Ảnh: VGP/Đức Tuân)

Sáng 16/10, tại Đắk Nông, Đoàn kiểm tra số 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông. Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Đoàn kiểm tra chủ trì cuộc làm việc.

Tham dự có Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh; Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra số 4 Nguyễn Thanh Hải và các thành viên Đoàn kiểm tra.

Tại cuộc làm việc, Đoàn kiểm tra đã công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông

Đoàn công tác đã nghe các báo cáo giải trình của cơ quan chức năng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Các thành viên Đoàn kiểm tra số 4 cùng lãnh đạo Đắk Nông trao đổi, thảo luận để hoàn chỉnh báo cáo, đánh giá những ưu điểm để phát huy, hạn chế cần khắc phục.

Về cơ bản, các đại biểu đều bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra. Từ các ý kiến tại cuộc làm việc, Đoàn kiểm tra sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo báo cáo để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: VGP/Đức Tuân)

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Đắk Nông đạt kết quả đáng khích lệ

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền của tỉnh Đắk Nông luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung và thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực nói riêng ngày càng được quan tâm.

Tỉnh ủy Đắk Nông đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, về việc thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Đã ban hành văn bản cụ thể hóa việc thực hiện cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: VGP/Đức Tuân)

Quyết tâm chống tham nhũng "không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai"

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua kết quả kiểm tra cho thấy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp, phát hiện xử lý tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Vai trò, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện cơ chế phối hợp còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách, quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung và cơ chế phối hợp nói riêng có nơi còn mang tính hình thức. Tiến độ xác minh, điều tra, giải quyết một số kiến nghị khởi tố vụ án của các cơ quan điều tra trong tỉnh còn chậm do công tác thu thập hồ sơ, tài liệu, phối hợp trong giám định, định giá giữa các cơ quan gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh cần tập trung làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để có các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp phát hiện và xử lý tham nhũng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Tỉnh Đắk Nông cần quán triệt nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt là chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã nêu rõ quyết tâm chống tham nhũng "không ngừng", "không nghỉ", "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai"; phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, không vì đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đắk Nông cần chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: VGP/Đức Tuân)

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự; trong xử lý vụ việc tồn đọng thì rạch ròi công-tội, xác định rõ có yếu tố vụ lợi hay không, quan hệ nhân quả giữa hành vi và hệ quả.

Tỉnh cần chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh quan tâm giải quyết kịp thời, dứt điểm khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Đối với những kiến nghị của Đoàn công tác số 4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều