Đề xuất bổ sung quy định về giải quyết hưởng thêm trợ cấp bệnh binh đối với thương binh
Khánh Huyền
Thứ năm, 12/09/2024 - 10:21
(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung quy định về hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với bệnh binh đang hưởng chế độ thương binh.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung quy định về giải quyết hưởng thêm trợ cấp bệnh binh đối với thương binh.
Cụ thế, Bộ đề xuất bổ sung Điều 52a vào sau Điều 52 Mục 7 Chương II Nghị định số 131/2021/NĐ-CP. Trong đó nêu rõ quy định hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm trợ cấp bệnh binh đối với thương binh như sau:
Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật từng thời kỳ để ban hành quyết định hưởng thêm trợ cấp ưu đãi bệnh binh theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp đủ điều kiện.
Dự thảo nêu rõ, trợ cấp, phụ cấp đối với bệnh binh được xác định theo biên bản giám định bệnh tật lần đầu. Thời điểm hưởng thêm trợ cấp bệnh binh kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Tặng Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày
Tại dự thảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề xuất bổ sung quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị tặng Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
Cụ thể, hồ sơ gồm:
1. Tờ trình của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ;
2. Danh sách những người được đề nghị tặng Kỷ niệm chương theo mẫu.
Thủ tục đề nghị tặng Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày được đề xuất như sau:
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan xét, quyết định, quản lý đối tượng hưởng chế độ ưu đãi) lập Tờ trình và danh sách những người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đã được hưởng chế độ ưu đãi trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua Ban/Phòng Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh/thành phố).
Ban/Phòng Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu để UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét, trình Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Nội vụ) xét, quyết định tặng "Kỷ niệm chương" cho người bị địch bắt tù, đày đã được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm xét, quyết định tặng "Kỷ niệm chương" và gửi về địa phương nơi đề nghị để gửi đến người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày".
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.