Tầm nhìn - Chính sách

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sửa đổi, bổ sung 4 Luật

Khánh Huyền Thứ năm, 12/09/2024 - 09:35

(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. (Ảnh minh họa)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn triển khai liên quan đến công tác quy hoạch, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Mục tiêu cụ thể nhằm tiếp tục tăng cường phân quyền cho địa phương trong hoạt động thực hiện quy hoạch, hoạt động đầu tư, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quyết định các nội dung trong quy trình, thủ tục đấu thầu.

Đồng thời đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến chế độ báo cáo trong hoạt động quy hoạch; đơn giản hóa thủ tục đối với dự án PPP, quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động lựa chọn nhà thầu; đơn giản hoá trình tự, thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện dự án đầu tư để tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào một số lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư.

Nội dung cơ bản của dự án Luật

Dự thảo Luật gồm 6 điều, gồm: 4 điều sửa đổi, bổ sung một số quy định của 4 Luật hiện hành, 01 điều quy định về điều khoản chuyển tiếp và 01 điều quy định về hiệu lực thi hành.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch

Với mục tiêu hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia, mối quan hệ giữa các loại quy hoạch; kinh phí cho hoạt động; thống nhất các khái niệm, thuật ngữ với quy định của pháp luật chuyên ngành để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của pháp luật về quy hoạch, Điều 1 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quy hoạch như sau:

- Sửa đổi quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia tại Điều 5 và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch tại Điều 6 Luật Quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thứ bậc của hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 9 Luật Quy hoạch để quy định các nội dung sau: Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công, nguồn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động quy hoạch liên quan tới quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Chi phí lập, thẩm định, công bố, rà soát, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành sử dụng nguồn chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư

Điều 2 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, cụ thể như sau:

Với mục tiêu tăng cường phân quyền, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, tỉnh giản quy trình, thủ tục, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hạn chế số lượng các dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ, Điều 2 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 31, 33 của Luật Đầu tư.

Bãi bỏ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 31 và bổ sung điểm đ vào khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư để phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp.

Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 và bổ sung điểm e vào khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư để phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP)

Điều 3 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cụ thể như sau:

Sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật PPP về lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP theo hướng không hạn chế các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP.

Theo đó, trừ các dự án thuộc trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, dự án PPP được khuyến khích thực hiện đối với tất cả các dự án đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

Bên cạnh đó, để bảo đảm Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm khi lựa chọn dự án phù hợp, có tính khả thi để áp dụng phương thức PPP, bổ sung tại Điều 14 điều kiện lựa chọn dự án PPP gồm điều kiện bảo đảm dự án khả năng tạo nguồn thu cho nhà đầu tư và có quy mô phù hợp để thu hút, hấp dẫn nhà đầu tư.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 42 Luật Đấu thầu theo hướng:

- Cho phép chủ đầu tư được thực hiện trước toàn bộ các hoạt động lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi quyết định đầu tư được phê duyệt;

- Cho phép ký kết hợp đồng thương mại trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài và sau khi dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.