Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Luật Đầu tư công: Dự kiến 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công

Thu Trang Thứ tư, 06/11/2024 - 13:19
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, cảng hàng không, sân bay... thuộc lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công.

Theo dự thảo, vốn đầu tư công được bố trí cho các đối tượng đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực như sau:

1. Quốc phòng: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng, cơ yếu, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp, công tác rà phá bom, mìn, vật nổ, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng.

2. An ninh và trật tự, an toàn xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu an ninh và trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, điều tra phòng, chống tội phạm, thi hành án hình sự, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp.

3. Giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc các cấp học từ mầm non đến đại học và giáo dục thường xuyên; đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

4. Khoa học, công nghệ: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, thí nghiệm, thực nghiệm, phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân, thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ phát triển công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

5. Y tế, dân số và gia đình: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu về y tế (bao gồm y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng; y, dược cổ truyền; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần, kiểm định, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác thuộc lĩnh vực y tế), dân số, gia đình, sức khỏe sinh sản, bảo hiểm y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Văn hóa, thông tin gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: Bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân tộc; phát triển văn học nghệ thuật, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa cơ sở, các loại hình nghệ thuật biểu diễn; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình văn hóa; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản, báo chí của Đảng và Nhà nước.

7. Phát thanh, truyền hình, thông tấn: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát thanh, truyền hình, thông tấn nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu.

8. Thể dục, thể thao: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát triển thể dục, thể thao.

9. Bảo vệ môi trường gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc, cảnh báo môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường, xử lý chất thải, nước thải, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;

10. Các hoạt động kinh tế gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:

a) Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản; kinh tế nông thôn; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; trồng, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh, ổn định đất lúa, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực;

b) Công nghiệp: cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng phục vụ công tác vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia; các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực dầu khí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở vật chất và trang thiết bị in, đúc tiền;

c) Giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, cảng hàng không, sân bay;

d) Khu công nghiệp và khu kinh tế: hạ tầng các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế chuyên biệt, khu thương mại tự do và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

đ) Thương mại: chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu...

11. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ mục tiêu xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở, nhà công vụ, nơi ở cho cán bộ luân chuyển, điều động, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, nhà nước; dự án mua mới, xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc, cải tạo, nâng cấp nhà ở, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

12. Xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở chăm sóc người già neo đơn, trẻ mồ côi không nơi lương tựa; xây dựng nhà ở xã hội cho những người có thu nhập thấp; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; cơ sở hỗ trợ hoạt động thanh thiếu niên, phụ nữ, nông dân; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đông trình ghi công liệt sỹ; cơ sở cai nghiện và trợ giúp xã hội khác; nhà lưu trú cho người lao động.

13. Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật: hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng, chính sách khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư công chưa phân loại được vào 12 ngành, lĩnh vực nêu trên.

Cùng chuyên mục

Góc nhìn pháp lý vụ nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái ở Hà Nội

Góc nhìn pháp lý vụ nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái ở Hà Nội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 giờ trước

(PLPT) - Liên quan tới vụ việc cô gái trẻ dừng đèn đỏ bị nhóm "quái xế" tông tử vong đang gây xôn xao dư luận, luật sư cho rằng, người thực hiện hành vi đua xe trái phép là chủ thể từ 16 tuổi trở lên có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình, hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội là căn cứ để xử lý hình sự, hậu quả dẫn đến chết người là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  15 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, trong đó đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.

Tiêu hủy 400 kg thực phẩm tại Nghệ An: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Tiêu hủy 400 kg thực phẩm tại Nghệ An: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  15 giờ trước

(PLPT) - Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An vừa kiểm tra xử lý, tiêu hủy 400 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ. Pháp luật quy định như thế nào về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?

Tăng cường chống gian lận mua bán hóa đơn bất hợp pháp trên không gian mạng

Tăng cường chống gian lận mua bán hóa đơn bất hợp pháp trên không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Nhiều cá nhân và tổ chức lợi dụng sự tiện lợi của không gian mạng để quảng bá dịch vụ mua bán hóa đơn nhằm trục lợi bất chính, làm thất thu ngân sách nhà nước và phá vỡ sự lành mạnh của môi trường kinh doanh.

Hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng: Cảnh giác thủ đoạn mạo danh thương hiệu lớn để lừa đảo

Hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng: Cảnh giác thủ đoạn mạo danh thương hiệu lớn để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng Quản lý thị trường TP Hà Nội tiến hành một cuộc kiểm tra đột xuất tại hai cơ sở kinh doanh, phát hiện hàng chục nghìn đôi tất giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Puma, Adidas, Tommy Hilfiger...

Giả mạo văn bản Bộ GD-ĐT tổ chức Giải Đạp xe: Nâng cao cảnh giác khi đăng ký các cuộc thi trên mạng xã hội

Giả mạo văn bản Bộ GD-ĐT tổ chức Giải Đạp xe: Nâng cao cảnh giác khi đăng ký các cuộc thi trên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội thông báo tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" nhằm huy động trẻ em trên toàn quốc tham gia. Người dân cần nâng cao cảnh giác khi đăng ký các cuộc thi cho trẻ em trên mạng xã hội để tránh bị 'sập bẫy'.

'Mua lại' các cô gái trẻ để đưa vào quán karaoke: Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý thế nào?

'Mua lại' các cô gái trẻ để đưa vào quán karaoke: Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng chuyên đi "thu gom" và mua lại các cô gái trẻ, trong đó có nhiều người chưa đủ 16 tuổi để làm nhân viên tại các quán karaoke. Pháp luật hiện hành quy định ra sao về việc xử lý hành vi mua bán người dưới 16 tuổi?

Đoàn xe 'tuổi teen' tông tử vong cô gái ở Hà Nội: Người chưa thành niên gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Đoàn xe 'tuổi teen' tông tử vong cô gái ở Hà Nội: Người chưa thành niên gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Công an TP Hà Nội đang xử lý một nhóm 'quái xế' điều khiển xe máy tốc độ cao gây ra tai nạn thương tâm cho cô gái trẻ ở Hà Nội. Nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện và chưa có giấy phép lái xe đã xảy ra với tính chất nghiêm trọng. Vậy, người chưa thành niên gây tai nạn giao thông xử lý thế nào?

Đọc nhiều