Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Góc nhìn pháp lý vụ ép tài xế quỳ xin lỗi sau va chạm giao thông

Xuân Tùng Thứ ba, 13/08/2024 - 08:15

(PLPT) - Hành vi đập vỡ kính ô tô của người va chạm giao thông rồi ép tài xế quỳ xin lỗi sẽ được các luật sư phân tích dưới góc nhìn pháp lý.

Tối 11/8, Trần Tấn Phong (46 tuổi) bị Công an TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) tạm giữ để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng liên quan đến vụ việc đập vỡ kính ô tô của người va chạm giao thông rồi ép tài xế quỳ xin lỗi.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 12h45 cùng ngày 11/8, Trần Tấn Phong lái ô tô BKS 61A-901... đi trên đường Nguyễn Chí Thanh và rẽ trái vào đường Lê Chí Dân, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một.

Cho rằng anh P.T.S. (SN 1997) điều khiển ô tô đã cản trở Phong qua đường nên Phong tăng ga đuổi theo nhiều lần, chạy vượt lên phía trước đầu xe của anh S.

Sau đó, Phong nhặt khúc xương dài khoảng 30 cm trên vỉa hè và xông tới đập vỡ cửa kính ô tô của anh S. Khi anh S. bước ra khỏi xe, Phong dùng tay nắm tóc và cầm khúc xương hù dọa, định đánh thì được người dân xung quanh đến can ngăn.

Cơ quan điều tra xác định, hành vi của Trần Tấn Phong đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội có dấu hiệu phạm vào tội "Gây rối trật tự công cộng"; "Cố ý làm hư hỏng tài sản" và "Làm nhục người khác".

Đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản và làm nhục người khác, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một đang thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hành vi ép tài xế quỳ xin lỗi bị xử lý ra sao?

Liên quan tới vụ việc ép tài xế quỳ xin lỗi trên, PV Pháp luật và Phát triển đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia pháp lý để nhìn nhận vấn đề trên phương diện pháp luật.

Trần Tấn Phong - đối tượng có hành vi ép tài xế quỳ xin lỗi sau va chạm giao thông.

Luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý - phân tích, gây mất trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Người có hành vi gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Lê Văn Kiên phân tích về vụ việc ép tài xế quỳ xin lỗi tại Bình Dương.

Theo luật sư Kiên, tội "Gây rối trật tự công cộng" được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt như sau:

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.

Luật sư kiên cho rằng, xét cụ thể trường hợp của ông Trần Tấn Phong, người này đã có hành vi dùng khúc xương bò đập vỡ cửa kính ô tô, đe dọa và bắt nạn nhân quỳ xin lỗi… Vì vậy, việc Công an TP Thủ Dầu Một tạm giữ nghi phạm để tiếp tục điều tra là hoàn toàn có cơ sơ.

Đề cập sâu hơn về hành vi đập cửa kính tô tô, đe dọa và ép tài xế quỳ xin lỗi của Trần Tấn Phong, luật sư Kiên đồng tình với việc cơ quan chức năng điều tra thêm 2 tội danh "Cố ý làm hư hỏng tài sản" và "Làm nhục người khác”.

Với tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản", Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017 tại các Khoản 1, 2, 3 và 4) quy định tội "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Về tội "Làm nhục người khác", Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định như sau:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư Kiên nhấn mạnh, cấu thành tội phạm của tội "Làm nhục người khác" theo Điều 155 Bộ luật Hình sự cũng được quy định rất rõ. Theo đó, mặt khách quan của tội danh này được thể hiện thông qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Các hành vi có thể thể hiện bằng lời nói hoặc hành động nhằm hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Chẳng hạn thể hiện bằng lời nói như: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…

Ngoài ra, mặt khách quan của tội danh này còn thể hiện qua hành động như: Lột trần truồng nạn nhân, bắt quỳ, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, mắm tôm, trứng thối vào người khác...

Luật sư Kiên cũng lưu ý, người phạm tội làm nhục người khác theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự.

Cùng chuyên mục

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  15 giờ trước

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  15 giờ trước

Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  15 giờ trước

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  15 giờ trước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với TP. Hà Nội về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với TP. Hà Nội về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại Hà Nội.

Chống gian lận thương mại, hàng giả, kém chất lượng: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Chống gian lận thương mại, hàng giả, kém chất lượng: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp mù mờ về Luật thậm chí còn không nắm rõ các kiến thức cơ bản trong các điều Luật, thông tư, hướng dẫn quy định về hành vi sản xuất, buôn bán, gian lận thương mại, quản lý mỹ phẩm. Điều này khiến cho quá trình vận hành doanh nghiệp dễ vướng vào vòng lao lý.