Nguyên nhân Nhật Bản ban hành cảnh báo siêu động đất đầu tiên
Nhật Duy (Theo Sciencenews/Nationalgeographic)
Thứ hai, 12/08/2024 - 05:42
(PLPT) - Nếu siêu động đất diễn ra, các đợt rung chấn mạnh cùng với sóng thần cao có thể phá hủy trên diện rộng, từ vùng Kanto ở phía Tây bao gồm Tokyo tới vùng Kyushu và Okinawa ở phía Nam, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cảnh báo.
Hình ảnh sau trận động đất tại Nhật Bản hôm 8/8 (giờ địa phương) - Ảnh: Reuters.
Ngày 8/8, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) phát đi cảnh
báo "siêu động đất" đầu tiên sau khi một trận động đất mạnh 7,1 độ
richter làm rung chuyển tỉnh Miyazaki ở phía Nam nước này. Trận động đất ở
Miyazaki đã khiến ít nhất 16 người bị thương và gây ra những đợt sóng thần nhỏ
cao tới 50 cm, và lan tới bờ biển của Nhật Bản khoảng nửa giờ sau đó.
Trận động đất này có tâm chấn nằm ngoài khơi, cách mặt
đất khoảng 25 km, gần một vùng trũng đáy biển gọi là rãnh Nankai. Dưới rãnh này
có một khu vực đứt gãy lớn, và các chuyên gia lo ngại rằng cơn địa chấn ở
Miyazaki có thể đã làm thay đổi sự phân bố áp lực dọc theo khu vực này, có thể
dẫn đến một trận động đất siêu lớn với cường độ 8 độ richter hoặc lớn hơn.
Chính phủ Nhật Bản ước tính rằng một cơn địa chấn như vậy có thể khiến hàng
trăm nghìn người thiệt mạng.
"Khả năng xảy ra một trận động đất quy mô lớn được
cho là cao hơn so với điều kiện bình thường", JMA cho biết trong một thông
báo đi kèm với cảnh báo vào hôm 8/8. Cảnh báo siêu động đất dự kiến sẽ có hiệu
lực trong khoảng một tuần, mặc dù cơ quan này khuyên cư dân ở miền nam Nhật Bản
cần tiếp tục cảnh giác và chuẩn bị ngay cả sau khi thời gian này trôi qua.
Nguy cơ xảy ra siêu động đất siêu là bao nhiêu?
Ngày 8/8, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía Nam Nhật Bản, khiến nước này phải ban hành cảnh báo 'siêu động đất' lần đầu tiên trong lịch sử - Ảnh: Getty.
Khả năng xảy ra một trận động đất lớn hơn tại khu vực
trong khoảng một tuần tới là khoảng 1 trên vài trăm lần, nhà địa chấn học
Naoshi Hirata của Đại học Tokyo cho biết trong một cuộc họp báo chung với JMA.
Ông Hirata cũng nói rằng khả năng xảy ra một trận động
đất có cường độ 8 hoặc 9 độ richter tại rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới là 70
đến 80%.
“Luôn có nguy cơ dài hạn tồn tại, nhưng nguy cơ ngắn hạn
đã tăng lên do trận động đất 7,1 độ richter. Nguy cơ ngắn hạn này sẽ giảm dần mỗi
ngày nếu không xảy ra trận động đất nào khác”, nhà địa vật lý Morgan Page của
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ở Pasadena, California, cho biết.
Nhật Bản không còn xa lạ với các trận siêu động đất,
và cảnh báo hôm 8/8 không phải là dấu hiệu cho thấy các xu hướng hoạt động địa
chấn dài hạn đang thay đổi ở Nhật Bản. Cảnh báo này là loại cảnh báo cao thứ
hai theo giao thức “Thông tin Thêm về Động đất rãnh Nankai”, được giới thiệu
vào năm 2017. Giao thức này được kích hoạt khi xảy ra trận động đất có cường độ
6,8 hoặc lớn hơn dọc theo hoặc gần rãnh Nankai. Loại cảnh báo cao nhất sẽ được
kích hoạt khi có trận động đất cường độ 8,0 hoặc lớn hơn.
Rãnh Nankai là nơi các mảng kiến tạo Á - Âu và
Philippine giao nhau. Tại ranh giới giữa hai mảng này là một khu vực đứt gãy lớn
gọi là đứt gãy Nankai, nơi diễn ra các trận động đất có cường độ 8 hoặc lớn hơn
theo thời gian sau 100 đến 150 năm. Trận động đất gần đây nhất xảy ra vào năm
1946 với cường độ khoảng 8,1 độ richter.
Hôm 9/8, một trận động đất cường độ 5,3 độ richter đã
xảy ra ở độ sâu khoảng 10 km dưới tỉnh Kanagawa gần Tokyo, nằm ngoài khu vực cảnh
báo động đất siêu lớn Rãnh Nankai.
Các trận động đất nối tiếp nhau thường xuyên xảy ra?
Không hiếm khi xảy ra trường hợp một trận động đất
kích hoạt một trận động đất lớn hơn ngay sau đó. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất
Mỹ, quan sát cho thấy có trung bình khoảng 5% khả năng một trận động đất sẽ được
nối tiếp bởi một trận động đất lớn hơn ở gần đó trong vòng một tuần. Tuy nhiên,
không thể dự đoán chính xác động đất hoặc biết liệu một trận địa chấn sẽ được nối
tiếp bởi một trận khác ngay sau đó hay không.
Năm 2023, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng nếu xảy ra một
trận siêu động đất làm đứt gãy Nankai, khả năng xảy ra thêm một trận siêu động
đất trong vòng một tuần sẽ tăng lên từ 2,1% đến 77%, hoặc tăng lên từ 100 đến
3.600 lần so với bình thường.
Để chuẩn bị cho các trận động đất, Nhật Bản đã triển
khai hệ thống cảnh báo động đất toàn quốc đầu tiên trên thế giới vào năm 2007.
Hệ thống này phát hiện các sóng đầu tiên sinh ra từ dưới lòng đất bởi các trận
động đất và nhằm phát cảnh báo trước khi các sóng chậm hơn, gây hại hơn đến.
Khi trận động đất cường độ 9,1 độ richter xảy ra ở Tohoku vào năm 2011, hệ thống
này đã cung cấp cho người dân ở Tokyo thời gian trước khi mặt đát rung lắc mạng
là một phút.
Đạo luật Tiêu chuẩn Xây dựng năm, Bản sửa đổi Tòa nhà chống động đất
Hiểu cách chuẩn bị tối ưu cho các trận động đất cường độ
lớn giúp Nhật Bản giảm thiểu thiệt hại và điều này xuất phát từ những kinh nghiệm
tích lũy qua nhiều thập kỷ, theo ông Keith Porter, Kỹ sư trưởng tại Viện Giảm
thiểu Rủi ro Thảm họa Canada. Ngoài sự quản lý chặt chẽ của chính phủ, các quy
định xây dựng chống động đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu
thiệt hại.
Các quy định này liên tục được xem xét và cập nhật.
Ban đầu, quy định xây dựng được đưa ra vào năm 1923, sau trận động đất mạnh 7,9
độ richter khiến hơn 140.000 người thiệt mạng và phá hủy hàng trăm công trình.
Trong những lần sửa đổi sau đó, đáng chú ý nhất là Luật Tiêu chuẩn Xây dựng
năm 1950 và Sửa đổi Tiêu chuẩn Chống Động đất năm 1981.
Theo đó, các điều trong Luật này quy định cụ thể tiêu
chuẩn mà các tòa nhà cần đạt được trong trường hợp động đất. Luật năm 1950 đề
ra rằng các tòa nhà phải có khả năng chịu đựng động đất cường độ 7 mà không gặp
phải những vấn đề nghiêm trọng.
Luật sửa đổi năm 1981 yêu cầu, khi động đất mạnh đến 7
độ xảy ra, các tòa nhà chống động đất chỉ được phép chịu thiệt hại nhẹ và vẫn
phải duy trì chức năng hoạt động bình thường. Đối với những trận động đất mạnh
hơn, tòa nhà đạt chuẩn chống động đất là tòa nhà không bị sụp đổ.
Ông Porter giải thích rằng “tòa nhà được coi là thành
công nếu nó không sụp đổ và không gây tử vong trong động đất, ngay cả khi thiệt
hại nặng nề đến mức không thể sửa chữa”. Điều này giúp tối thiểu hóa số lượng
thương vong do nhà cửa đổ vỡ trong động đất.
Bên cạnh đó, các tòa nhà ở Nhật Bản được thiết kế để
chống lại rung lắc. Một trong những phương pháp phổ biến là lắp đặt lớp đệm từ
vật liệu hấp thụ tốt như cao su dưới nền móng tòa nhà, giúp giảm thiểu chấn động
từ sự dịch chuyển của mặt đất. Ngoài ra, việc xây dựng tòa nhà trên một lớp đệm
dày để phân tách tòa nhà khỏi mặt đất trong trường hợp xảy ra chuyển động đất
cũng được áp dụng.
Tuy nhiên, một số thách thức đặc biệt có thể phát sinh
tùy thuộc vào vị trí của tòa nhà, chẳng hạn như khi công trình nằm trên vùng đất
dễ bị thủy phân, nơi nền đất không thể chịu được sức nặng của tòa nhà.
Hậu quả của động đất lớn như hỏa hoạn hay sóng thần
cũng góp phần tàn phá nhà cửa, và đó là lý do vì sao các quy định an toàn xây dựng
chỉ là một phần trong chiến lược chung sống với động đất tại Nhật Bản.
Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...
Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.
Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.
Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng
Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.
Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".